Việt Nam sắp quan sát được nguyệt thực một phần, Mặt trăng chuyển màu đỏ như máu

Nguyệt thực một phần - hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong nửa cuối năm 2023 sẽ diễn ra vào rạng sáng 29/10. Người quan sát ở toàn bộ Việt Nam cùng nhiều khu vực khác trên thế giới có thể theo dõi.

3 năm nữa mới lại được quan sát nguyệt thực một phần

Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), hiện tượng diễn ra vào sáng 29 tháng 10 tới đây là nguyệt thực một phần với độ che phủ tương đối thấp. Mặc dù vậy, đây vẫn là hiện tượng thiên văn đáng chú ý, đặc biệt với những nơi có thời tiết thuận lợi, khi mà nguyệt thực (cũng như nhật thực) sẽ khá hiếm đối với người quan sát ở Việt Nam trong những năm tới. Lần tiếp theo chúng ta có thể quan sát nguyệt thực từ Việt Nam sẽ là tháng 9 năm 2025, lần đó sẽ là nguyệt thực toàn phần.

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng nằm thẳng hàng (hoặc gần như thẳng hàng) với Trái đất nằm giữa. Vào thời điểm này, Mặt trăng đi vào vùng bóng tối phía sau Trái đất và chỉ nhận được một phần ánh sáng từ Mặt trời so với khi nó không đi vào khu vực này. Vì lý do này, một phần hoặc toàn bộ Mặt trăng sẽ tối hơn bình thường và có màu đỏ thẫm.

Nguyệt thực là một hiện tượng không quá hiếm (gần như năm nào cũng có ít nhất một lần có nguyệt thực một phần, toàn phần hoặc nửa tối) và rất dễ quan sát ngay cả khi không có dụng cụ nào hỗ trợ. Mặc dù vậy, nó vẫn luôn là một hiện tượng quang học thú vị và thu hút được sự chú ý của nhiều người.


Việt Nam sắp quan sát được nguyệt thực một phần hiếm gặp.

Độ che phủ và khả năng quan sát

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch VACA cho biết, nguyệt thực diễn ra vào tháng này có tổng thời lượng từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc pha một phần kéo dài 1 giờ 17 phút 15 giây, nếu tính cả pha nửa tối thì tổng thời lượng của hiện tượng lên tới hơn 4 giờ. Tuy nhiên, giai đoạn nửa tối không thực sự đáng chú ý, mà khoảng thời gian thú vị nhất để quan sát là khi có nguyệt thực một phần.

Việt Nam cùng gần như toàn bộ khu vực châu Á, châu Âu và châu Phi sẽ quan sát được trọn vẹn hiện tượng này. Bản đồ của NASA cho thấy các khu vực quan sát được nguyệt thực. Việt Nam nằm trong vùng được đánh dấu "All Eclipse Visible", có thể quan sát trọn vẹn hiện tượng.

Dưới đây là lịch trình chi tiết của hiện tượng, tính theo giờ Việt Nam rạng sáng ngày 29/10/2022 (theo Timeanddate.com):

  • Nguyệt thực nửa tối bắt đầu: 01h01;
  • Nguyệt thực một phần bắt đầu: 02h35;
  • Nguyệt thực cực đại: 03h14;
  • Nguyệt thực một phần kết thúc: 03h52;
  • Nguyệt thực nửa tối kết thúc: 05h26.

Nguyệt thực hoàn toàn vô hại đối với mắt của bạn, do đó bạn có thể nhìn trực tiếp vào nó. Bạn cũng không cần phải có những dụng cụ chuyên dụng như kính thiên văn hay ống nhòm để quan sát hiện tượng này - mặc dù nếu có thì bạn sẽ có một cái nhìn thú vị hơn khá nhiều. Về cơ bản, có hai điều cần lưu ý đối với việc quan sát như sau:

Thời tiết luôn quan trọng. Nếu trời có mưa, dông hoặc mây mù thì bạn không thể quan sát hiện tượng. Do đó, bạn cần một bầu trời ít mây. Nói chung, chỉ cần bạn nhìn thấy Mặt trăng và nó tiếp tục không lặn vào sau một đám mây nào đó thì tức là bạn quan sát được nguyệt thực. Hãy chọn nơi quan sát có góc nhìn càng rộng càng tốt, tránh việc bị ánh sáng nhân tạo (đèn đường, đèn của các tòa nhà) chiếu thẳng vào mắt từ phía trên.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn khuyên người yêu thiên văn lưu ý về thuật ngữ: nguyệt thực là nguyệt thực, không phải "Trăng máu" (một cách gọi thiếu chính xác tương đối phổ biến vài năm gần đây). Đây cũng là hiện tượng quang học hết sức bình thường, không liên quan tới bất cứ yếu tố tâm linh hoặc tôn giáo nào.

Cập nhật: 25/10/2023 SKĐS
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video