Viết tắt giúp thông minh hơn

Nghiên cứu do các chuyên gia thuộc Bộ Giáo dục Anh thực hiện cho thấy mối liên hệ tích cực giữa cách viết tin nhắn bằng ký hiệu viết tắt với kỹ năng làm luận văn của học sinh.

Nhóm chuyên gia nhận định rằng cách viết tin nhắn trên điện thoại di động như vậy đòi hỏi học sinh có trình độ nhận thức về hệ thống âm vị - điều có thể làm tăng khả năng viết của các em.

Tương tự như vậy, những học sinh thường viết blog hoặc sử dụng mạng xã hội như Facebook hay Twitter tiết lộ với các nhà khoa học rằng khả năng viết của các em tiến bộ hơn nhiều so với các bạn không tiếp xúc với công nghệ này. Nghiên cứu được công bố trong lúc kỹ năng viết của học sinh bị sút giảm đáng kể so với trước đây.

Nhiều ý kiến phê phán về ảnh hưởng của việc sử dụng cách viết mới trên điện thoại di động và mạng xã hội, cho rằng nó làm suy giảm kỹ năng viết của học sinh do không phân biệt rạch ròi giữa lối nói thông tục và tiếng Anh chuẩn mực.

Khoảng 50% thanh thiếu niên thừa nhận đã có lúc sử dụng văn phong không chuẩn mực thay vì phải viết hoa hoặc chấm câu đúng cách… trong bài làm và 38% dùng cách viết tắt giống như “lol” thay vì phải viết đầy đủ là “laugh of loud”.

Khoảng 60% học sinh nghĩ rằng cách viết trên các phương tiện công nghệ cao như nhắn tin, viết thư điện tử, đăng lời bình luận… không phải là viết đúng cách.

Tuy nhiên, căn cứ trên những phân tích về khả năng viết của học sinh, nghiên cứu xác nhận rằng công nghệ mới có ảnh hưởng tốt tới bài viết của học sinh. Các nhà khoa học phát hiện bằng chứng về mối liên hệ tích cực giữa việc sử dụng cách viết tắt trong tin nhắn và khả năng đọc hiểu từ vựng của học sinh.

Nhóm tác giả nghiên cứu viết: “Điều này có thể được lý giải rằng việc sử dụng cách viết tắt trong tin nhắn đòi hỏi một trình độ nhận thức hệ thống âm vị. Một bằng chứng khác cũng cho thấy mối liên hệ tích cực giữa cách viết tắt như vậy với việc viết đúng chính tả”.

Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng tin nhắn hầu như rất phổ biến đối với học sinh khi 69% học sinh cho biết có nhắn tin ít nhất 1 lần mỗi tháng. Tỉ lệ tương ứng tiếp theo là khoảng 52% sử dụng mạng xã hội và 47% sử dụng thư điện tử.

Hồi năm ngoái, một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh tại Đại học Coventry cho thấy việc sử dụng tin nhắn làm tăng thêm khả năng đọc và viết của học sinh, với lý do là các em được tiếp xúc với nhiều từ vựng hơn.

Tham khảo: Telegraph

Theo NLĐ, Telegraph
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video