Virus giúp mang thai an toàn

Theo một bài báo trên tờ Microbiology Today, trình tự ADN trong hệ gen của con người có nguồn gốc từ quá trình lây nhiễm virus từ xa xưa. Nó có một vài ảnh hưởng đáng ngạc nhiên đối với cơ thể con người đồng thời cũng có tầm quan trọng to lớn giúp phụ nữ mang thai an toàn.

Sự nhiễm retrovirus thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa vật chủ và mầm bệnh. Virus có thể chèn bản sao nguyên liệu di truyền của chúng vào ADN của tế bào vật chủ. Sự lây nhiễm này là không thể đảo ngược, nó kéo dài một thời gian hoặc đôi khi cả cuộc đời. Nếu trứng hay tinh trùng bị nhiễm virus, ADN của virus có thể được truyền lại cho thế hệ sau, nằm cố định mãi mãi trong hệ gen của phôi thai sau này. Kết quả là, retrovirus nội sinh (ERV) có thể tồn tại đến hàng triệu năm sau.

Tiến sĩ David Griffiths thuộc Viện nghiên cứu Moredun và bà Cécile Voisset thuộc Faculté de Médecine et des Sciences de la Santé tại Pháp cho biết: “Trong suốt quá trình tiến hoá, các retrovirus đã xâm nhập vào dòng phôi thai của tổ tiên chúng ta nhờ vô số các cơ hội. Hiện nay các ERV ở người (HERV) đóng góp khoảng 8% trong hệ gen của chúng ta.

Mặc dù hiện không có loại virus nào gây hại cho con người có những đặc điểm tương tự với những mầm bệnh có từ quá khứ, nhưng cũng có một số loại có liên quan tồn tại ở động vật. Để một retrovirus trở thành một phần trong hệ gen vật chủ, nó thường phải bị đột biến ức chế hoặc khi nó không sản xuất protein. Một bệnh dịch có tên neoplastic ở gấu túi Australia đã mang lại cho các nhà nghiên cứu cơ hội hiếm có để tìm hiểu quá trình này.

Tiến sĩ Griffiths cho biết: “Nghiên cứu mới đây đã cung cấp bằng chứng về vai trò của HERV đối với các chức năng sinh lý bình thường và bệnh tật. Chúng có thể được coi như là các gen của người”. Một số HERV vô cùng quan trọng với quá trình mang thai an toàn, trong khi một số loại khác lại có liên quan những căn bệnh như MS hay ung thư. Ông nói tiếp: "Rất nhiều loại HERV mới chỉ được phát hiện gần đây và chúng tôi đang tìm hiểu những chức năng quan trọng của chúng.”

Trà Mi (Theo Physorg)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video