Virus hanta gây tử vong ở Trung Quốc nguy hiểm như thế nào?

Một trường hợp nhiễm virus hanta đã được báo cáo ở Trung Quốc trong bối cảnh dịch diễn ra đại dịch Covid-19 đang thu hút sự quan tâm của cư dân mạng.

Một người lao động nhập cư từ Lincang, Vân Nam, Trung Quốc đã chết hôm 23/3 khi đi qua Ninh Sơn, tỉnh Sơn Tây trên đường đi làm về. Anh ta có kết quả xét nghiệm dương tính với virus hanta và âm tính với Covid-19.

Hiện chưa có ca nhiễm virus hanta nào được báo cáo trước đó và một cuộc điều tra đã được tiến hành để xem xét sự việc – hãng tin Xinhua cho hay.


Virus hanta có thể bắt nguồn từ chuột nhiễm bệnh.

Thành phố đã nhanh chóng tiến hành theo dõi diễn biến trên, một nhóm đặc biệt đã được phái đến quận Ninh Sơn để đối phó với tình hình.

Một thông tư của Ninh Sơn cho biết người lao động nhập cư đó họ Tian – nhân viên của một công ty thực phẩm thủy sản ở tỉnh Sơn Đông. Anh ta cảm thấy khó ở khi đi qua Ninh Sơn và đã qua đời sau khi mọi biện pháp cứu chữa đều thất bại.

Những mẫu bệnh phẩm của 2 người nữa bị sốt và những người khác đi cùng Tian đã được gửi đi xét nghiệm.

Bệnh nhân nhiễm virus hanta có các triệu chứng như sốt, chảy máu và tổn thương thận – các hãng truyền thông Trung Quốc cho biết khi dẫn nguồn từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc.

Thời gian ủ bệnh của virus hanta thường là 7 ngày tới 2 tuần, một số trường hợp hiếm có thể ủ bệnh trong 4 ngày hoặc dài tới 2 tháng. Những triệu chứng sớm bao gồm kiệt sức, nôn mửa và má đỏ.

Con người có thể nhiễm virus hanta từ những con chuột bị bệnh từ môi trường nông thôn hoặc môi trường trong nhà nuôi chuột làm thú cưng. Con người cũng có thể bị nhiễm bệnh từ khí dung có phân hay nước tiểu của chuột hoặc qua tiếp xúc với mắt, mũi hoặc miệng. Vết cắn của loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh có thể gây nhiễm trùng ở người.

Theo giới truyền thông, đến nay chưa phát hiện nhiễm lây truyền từ người sang người.

Tại Trung Quốc, vaccine chống virus hanta đã có mặt trên thị trường gần 20 năm nay và việc tiêm vaccine được xem là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn nhiễm virus hanta. Các nghiên cứu miễn dịch học cho thấy tỷ lệ bảo vệ của vaccine này là 92% sau 6 năm kể từ khi được miễn dịch cơ bản. Điều này cho thấy hầu hết mọi người không cần tiêm vaccine chống virus hanta lần thứ 2 – theo giới truyền thông.

Kể từ năm 2008, Trung Quốc đã bắt buộc tiêm vaccine chống virus hanta tại các vùng và nhóm có nguy cơ cao.

Cập nhật: 26/03/2020 Theo GD&TĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video