Ngày càng nhiều virus chết người lan ra khắp thế giới, và lý do thật chẳng dễ chịu chút nào

Các loại virus nguy hiểm đang xuất hiện ngày càng nhiều. Tại sao vậy?

Không rõ bạn có để ý không, nhưng dường như ngày càng có nhiều virus nguy hiểm xuất hiện, với tần suất tăng dần. Một phần là vì truyền thông đưa tin quá nhanh, nhưng quả thực số lượng các loại virus đang có sự gia tăng hết sức đáng kể.

Virus mới xuất hiện liên tục

Tháng 1/2018, Nigeria đứng trước nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết, do một loại virus lạ mang tên Lassa gây nên. Tính đến thời điểm hiện tại đã có ít nhất 400 trường hợp mắc bệnh, với 100 trường hợp thiệt mạng.


Virus Lassa.

Đến tháng 5, bang Kerala tại miền Nam Ấn Độ lại phải đấu tranh với một dịch bệnh hiếm từ virus Nipah. Căn bệnh này khiến não bộ bị viêm, sưng phù, rồi dần dần tử vong.

Xa hơn, chúng ta có dịch sốt vàng tại Brazil vào năm 2017, khiến 723 người mắc bệnh và 1/3 trong số đó tử vong. Đặc biệt là giai đoạn 2014 - 2016, chúng ta có dịch Ebola bùng phát tại châu Phi, cướp đi sinh mạng của hơn 11.000 người.

Nêu vậy để thấy rằng các dịch bệnh từ virus đang xuất hiện với tần suất ngày một nhiều. Và theo một nghiên cứu gần đây, mỗi năm có ít nhất 3 hoặc 4 dòng virus mới được tìm thấy, chưa tính đến 250 dòng khác chưa được phát hiện.


Các dịch bệnh từ virus đang xuất hiện với tần suất ngày một nhiều.

Để tìm ra một loại virus mới ngày nay là khá phức tạp, cần trải qua rất nhiều bước. Nó bao gồm việc xác định bộ gene hoàn chỉnh của virus, kèm theo các bước kiểm định trong phòng thí nghiệm với hệ thống dữ liệu khổng lồ cần truy xuất.

Đồng thời, các nhà sinh học cần thực hiện rất nhiều thí nhiệm để hiểu được mối nguy hiểm nhất định của một loại virus. Ví dụ như một loại virus có thể được tìm ra từ thập niên 50, nhưng mãi đến năm 2004 mới xác định được nó gây ra bệnh gì trên trẻ em. Tóm lại là rất khó.

Con người là yếu tố khiến virus xuất hiện nhiều hơn?

Con người hiện đại thực sự là một phần nguyên nhân khiến virus trở nên nguy hiểm hơn. Về cơ bản, một loại virus chỉ có thể sinh sôi khi chúng xâm nhập được vào tế bào của cơ thể sống, sau đó lan tỏa qua quá trình tiếp xúc giữa người với người.

Theo thống kê từ Liên hợp quốc (UN), dân số thế giới đang gia tăng với tỷ lệ khoảng 1% mỗi năm. Và với virus, con số ấy cũng đồng nghĩa với một "lò ấp virus" đầy tiềm năng.

Dân số tăng lên, nhiều vùng được đô thị hóa, con người ngày càng sống gần nhau hơn. Đó là cách để virus lan truyền. Phương tiện giao thông phát triển, việc đi lại giữa các quốc gia cũng dễ dàng hơn. Virus vì thế cũng dễ dàng vượt tầm châu lục một cách nhanh chóng.


Virus Nipah được xác nhận có nguồn gốc từ loài dơi.

Ngoài ra, rất nhiều virus nguy hiểm được xác nhận có thể lây từ động vật sang người. Ví dụ như virus Nipah có nguồn lây truyền từ loài dơi. Xa hơn, dịch SARS cũng được cho là bắt nguồn từ loài dơi. Hay các loại virus cúm lây từ lợn, gà sang người cũng thuộc dạng cực kỳ nguy hiểm.

Bên cạnh đó, nguồn lây lan virus nghiêm trọng nhất chính là muỗi. Zika, sốt rét, sốt xuất huyết... tất cả đều đến từ muỗi.

Tại sao virus có thể thầm lặng đến thế?

Đáp án nằm ở chính cơ chế gây bệnh của virus. Trên thực tế, các loại virus trên người có khả năng nhân bản cực kỳ nhanh với số lượng cũng cực lớn. Nhờ vậy, tỷ lệ đột biến của chúng là rất cao, khiến bộ gene biến đổi liên tục.

Điều này giúp chúng có thể thích nghi rất nhanh chóng với các thay đổi của môi trường. Trong khi đó, hệ miễn dịch và thuốc của con người thì không có khả năng đó. Và thế là virus cứ ngang nhiên di chuyển từ loài này sang loài khác, từ động vật nhảy sang con người mà không ai làm gì được.


Trên thực tế, các loại virus trên người có khả năng nhân bản cực kỳ nhanh với số lượng cũng cực lớn.

Hơn nữa, một số loại virus có thời gian ủ bệnh rất lâu. Ví dụ như Ebola, chúng có thể tồn tại hàng tháng trời trong cơ thể dù người bệnh chẳng có triệu chứng gì. Để rồi nhiều người sẽ bị nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh mà không hề hay biết.

Đồng thời, chúng ta cũng không thể tạo ra bất kỳ loại thuốc đặc trị nào cho các virus nguy hiểm. Lý do cũng giống như trên, virus phát triển rất nhanh và đa dạng nên chẳng thể có loại thuốc nào dùng chung được cho tất cả.

Nhưng dù gặp rất nhiều thách thức, con người vẫn đang cố gắng thực hiện rất nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra một bước đột phá. Ví dụ như ĐH Monash đã làm một dự án nhằm tìm kiếm một dạng vi khuẩn trung tính và an toàn. Loại khuẩn này sẽ có vai trò ngăn cản sự sinh tồn của virus trong cơ thể muỗi, và nhờ vậy giải quyết được tận gốc vấn đề.

Nghiên cứu có được ứng dụng không, chúng ta cần thêm nhiều nghiên cứu nữa. Chỉ hy vọng rằng con người sẽ sớm tìm ra giải pháp cho câu chuyện virus đáng sợ này mà thôi.

Cập nhật: 06/07/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video