Virus tồn tại trong nước ngọt bằng cách bám vào hạt nhựa

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các loại virus nguy hiểm vẫn có khả năng lây nhiễm đến 3 ngày trong môi trường nước ngọt bằng cách bám vào các đồ vật nhựa.


Virus có thể bám vào hạt vi nhựa và điều đó cho phép chúng tồn tại lâu hơn.

Các virus đường ruột gây tiêu chảy và rối loạn dạ dày, chẳng hạn như virus rota, vẫn tồn tại trong môi trường nước ngọt bằng cách gắn vào các hạt vi nhựa, các hạt nhỏ dài dưới 5 mm. Các nhà nghiên cứu của Đại học Stirling của Vương quốc Anh nhận thấy chúng vẫn có khả năng lây nhiễm, gây ra nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe con người.

Giáo sư Richard Quilliam, trưởng nhóm nghiên cứu của dự án tại Đại học Stirling, cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng virus có thể bám vào hạt vi nhựa và điều đó cho phép chúng tồn tại trong nước tới 3 ngày hoặc có thể lâu hơn.”

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết không chắc virus có thể tồn tại tốt như thế nào bằng cách bám vào các hạt nhựa trong môi trường, nhưng chúng vẫn tồn tại và vẫn có khả năng lây nhiễm.

Các nhà khoa học đã xem xét cách chất dẻo vận chuyển vi khuẩn và virus trước khi kết luận rằng vi nhựa cho phép truyền mầm bệnh trong môi trường.

Theo ông Quilliam, các nhà máy xử lý nước thải không thể thu được các vi nhựa. “Ngay cả khi một nhà máy xử lý nước thải đang làm mọi cách để làm sạch chất thải, nước thải ra vẫn có hạt vi nhựa trong đó, sau đó được trôi theo sông và cuốn ra bãi biển”.

Những hạt nhựa này rất nhỏ nên con người có thể nuốt phải. Mặc dù tác động của vi nhựa đối với sức khỏe con người vẫn chưa chắc chắn, nhưng “nếu những mảnh vi nhựa đó bị xâm chiếm bởi mầm bệnh của con người, thì đó cũng có thể là một nguy cơ sức khỏe đáng kể", ông Quilliam nói.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm hai loại virus có màng bao bọc xung quanh, "một loại áo khoác lipid", chẳng hạn như virus cúm và những loại không có màng bọc như virus đường ruột rota và noro. Họ phát hiện ra rằng ở những virus có lớp bọc, lớp bao này nhanh chóng tan biến và virus sẽ chết, trong khi những con không có màng bọc sẽ kết dính thành công với hạt vi nhựa và sống sót.

“Virus cũng có thể bám vào các bề mặt tự nhiên trong môi trường", ông Quilliam nói, “nhưng nhựa tồn tại lâu hơn rất nhiều so với những vật liệu khác”.

Cập nhật: 29/06/2022 ngaynay
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video