VN chế tạo thành công xương nhân tạo

Các nhà khoa học thuộc bộ môn Silicat, Khoa công nghệ Hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã sản xuất thành công vật liệu gốm thủy tinh y sinh dùng cấy ghép vĩnh viễn, thay thế xương trong chỉnh hình y tế, có độ bền tương đương với xương người.

Đây là kết quả của đề tài cấp Nhà nước, thực hiện từ năm 2003 - 2005 do PGS.TSKH Nguyễn Anh Dũng làm chủ nhiệm.

Sản xuất bằng công nghệ Việt Nam, gốm thủy tinh y sinh là vật liệu có tính chất sinh học rất cao so với loại vật liệu y sinh truyền thống (Titan, hợp kim đặc biệt, vật liệu các bon, silicon...). Khi cấy vật liệu này vào cơ thể không xảy ra phản ứng đào thải, không gây kích thích hay làm rối loạn quá trình sinh học của cơ thể sống. Đặc biệt vật liệu này có khả năng liên kết sinh hóa với tế bào sống, giúp cho các tế bào sau khi bị thương tổn tiếp tục tái sinh và liên kết trực tiếp với bề mặt của vật cấy như xương của cơ thể.

Sau 2 đợt thử nghiệm cấy ghép vật liệu trên động vật thành công, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trên cơ thể người bệnh tại Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt Trung ương, Bệnh viện K với nội dung: sử dụng vật liệu để thay thế các chi tiết chuỗi xương tai truyền âm thanh; thay các chi tiết xương tai giữa; thay chân răng và sửa chữa xương hàm mặt; hàn vá phần xương bị khoét bỏ.

Trong tất cả các ca phẫu thuật cấy ghép vật liệu gốm thủy tinh y sinh cho người bệnh, không có trường hợp nào có phản ứng đào thải. Bệnh nhân chóng lành vết thương, khả năng hồi phục sức khỏe tốt, đặc biệt khả năng khôi phục chức năng của bộ phận điều trị rất cao.

Nguyên tắc chế tạo vật liệu gốm thủy tinh y sinh được áp dụng theo công nghệ chế tạo vật liệu gốm thủy tinh. Nguyên liệu chính để tổng hợp vật liệu bao gồm nguyên liệu thiên nhiên (cát trắng) và các nguyên liệu khác là hóa chất sạch (Photphat canxi, Hydroxyd nhôm, Axit boric, Carbonat canxi, Carbonat manhê, Potas và Fluorit canxi).

Các nguyên liệu này được cân theo định lượng rồi trộn đều trong máy nghiền. Sau đó đưa vào nấu nguyên liệu thô trong lò gas và nấu tinh trong lò điện, bổ sung chất xúc tác nhằm tạo mầm kết tinh rồi đưa vào nấu chảy hoàn toàn theo công nghệ chế tạo thủy tinh theo một chế độ thích hợp để thực hiện quá trình kết tinh.

PGS. TSKH Nguyễn Anh Dũng cho biết: đây là một hướng vật liệu mới, đáp ứng đồng thời nhiều yêu cầu kỹ thuật - kinh tế để giải quyết vật liệu chỉnh hình - tạo hình chất lượng cao trong y tế, thay thế hàng nhập ngoại và tiến tới xuất khẩu, rất cần sự quan tâm đầu tư của Nhà nước để phát triển sản xuất.

Theo Tuổi Trẻ Online/TTXVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video