Voi ma mút lông dài cổ đại

Voi là động vật có xương sống trên cạn lớn nhất hiện nay, cũng là một nhánh động vật đơn lẻ, hiếm hoi trên thế giới. Hiện có 2 giống voi: voi châu Á và voi châu Phi. Chúng sống ở vùng nhiệt đới. Nhưng trong thế giới cổ đại xa xưa, có nhiều giống voi, phân bố rộng khắp trên mọi lục địa.

(Ảnh: sernageomin)

Về sau, nhiều giống voi đã bị tuyệt chủng

Voi lông dài cổ đại hay còn gọi là ma mút, tên khoa học là Manmuthus là một giống tuyển chủng nổi bật nhất. Ngoại hình ma mút giống như voi châu Á nhưng chân sau ngắn, toàn thân nghiêng về đằng sau. Khoảng 20.000 năm trước, loài voi này sống ở vùng châu Á và Bắc Mỹ.

Các nhà khảo cổ, sinh vật học đã tìm được hơn 20 xác ma mút hoàn chỉnh ở lớp đất băng vĩnh hằng vùng Siberi và bán đảo Alaska. Trong mạch máu vẫn còn đầy máu, dạ dày vẫn còn cỏ xanh, và cành cây.

Ma mút sống trong vùng băng hà, thân voi da dày, mình mọc lông dài dày đặc, nên gọi là ma mút lông dài. Lông vai và lông lưng dài tới 50cm. Lớp mỡ dưới da dày 7,6cm để chống đỡ với giá lạnh. Trên đỉnh đầu cao, tròn có một cái bướu trong đó là mỡ dự trữ. Dưới đầu mọc một cái mũi dài, cử động động. Răng Ma mút rất dài, cong quặp vào trong, dài nhất tới 5cm. Mông ma mút vuốt xuống, đuôi mọc một túm lông dài, chân chỉ có 4 ngón, kém một ngón so với voi hiện nay.

Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa biết rõ nguyên nhân làm voi ma mút bị tuyệt chủng.


(Ảnh: stenvennerne)

H.T (Theo Bách khoa tri thức)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video