Vụ nổ sao dữ dội gây kinh ngạc giới thiên văn

Đó là vụ nổ sao sáng nhất và giải phóng nhiều năng lượng nhất từng được biết đến, và có thể là bằng chứng đầu tiên về một loại siêu tân tân tinh mới được "chạy" bằng động cơ phản vật chất.

Vụ nổ do Đài quan sát Chandra tia X của NASA và kính thiên văn mặt đất Lick tìm thấy tháng 9/2006. Nó có tên gọi SN 2006gy, nằm trong một thiên hà cách trái đất 240 triệu năm ánh sáng được gọi là NGC 1260, và giải phóng nhiều năng lượng gấp 100 lần so với các siêu tân tinh điển hình.

NGC 1260 bùng lên chậm chạm trong 70 ngày, và ở thời điểm rực rỡ nhất, nó giải phóng lượng ánh sáng tương đương 50 tỷ mặt trời, và sáng hơn 10 lần thiên hà chủ, rồi từ từ tắt dần. Hầu hết các siêu tân tinh đều đạt đến đỉnh sáng chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần.

'Trong số tất cả các vụ nổ sao được quan sát, vụ này có thể xem là vua", Alex Filippenko, từ Đại học Berkeley, California, trưởng nhóm quan sát của đài Lick trên mặt đất nhận định. "Chúng tôi sửng sốt vì độ sáng của nó và vì độ dài của vụ nổ sao".

Phát hiện được công bố hôm nay tại một hội thảo của NASA.

Trên cùng là hình mô phỏng vụ nổ sao, nhìn gần. Góc dưới bên trái là hình ảnh do đài quan sát Lick thấy được. Bên phải là ảnh do đài quan sát Chandra cung cấp. (Ảnh: LiveScience)

T. An

Theo LiveScience, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video