Vũ trụ của chúng ta có thể bị hủy diệt vì một loại hạt rất cơ bản và quá trình đó đang diễn ra rồi

Các chuyên gia từ Harvard đưa ra lời cảnh báo tương đối rợn người về sự sụp đổ của "Hạt của chúa" - Higgs boson - sẽ đem tới sự hủy diệt cho toàn vũ trụ.

Mới đây, các chuyên gia vật lý thiên văn từ Harvard đã đưa ra một lời cảnh báo thực sự rùng rợn về vũ trụ của chúng ta. Theo đó, vũ trụ có nguy cơ bị hủy diệt bởi một loại hạt cơ bản - thứ tạo ra khối lượng cho mọi dạng vật chất. Đó là hạt Higgs boson - hay còn gọi là "hạt của Chúa".


Vũ trụ sẽ bị hủy diệt bởi một loại hạt hết sức cơ bản.

Chính xác hơn, các chuyên gia cho rằng vũ trụ khi và chạm với các bong bóng năng lượng âm (negative energy - thứ được tạo ra bởi hạt Higgs).

Quá trình này được dự đoán nhờ Mô hình tiêu chuẩn của vật lý hạt, vốn được sử dụng để giải thích được quá trình hình thành cơ bản của vật chất. Trong mô hình này, năng lượng tối sẽ khiến quá trình giãn nở của vũ trụ ngày càng nhanh hơn, cho đến khi vũ trụ trở thành một nơi lạnh lẽo, chẳng còn gì nữa.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới, ngày vũ trụ chấm dứt sẽ được báo hiệu bởi một tiếng nổ từ hố đen vũ trụ. Và quá trình này đã bắt đầu rồi.


Những quả bóng năng lượng âm đang lan tỏa với tốc độ ánh sáng.

Cụ thể, nhóm chuyên gia bắt đầu nghiên cứu bằng việc phân tích những gì nhân loại đã biết về khối lượng các hạt, và cách chúng tương tác với nhau.

Thứ tạo ra khối lượng vật chất chính là hạt Higgs - hạt của Chúa - vốn được đưa ra vào thập niên 70 và được xác nhận vào năm 2012 bởi Hadron Collider. Khối lượng của hạt Higgs dao động quanh khoảng 126 GeV (gigaelectronvolt).

Tuy nhiên, theo các định luật về vật lý lượng tử, khối lượng này không phải lúc nào cũng như vậy. Và nếu điều đó xảy ra, nó có thể "xé toạc" mọi hạt vật chất, kể cả những loại làm nên sự sống trên toàn vũ trụ.

Khi đó, năng lượng âm sẽ bùng nổ, tạo nên những bong bóng năng lượng. Bong bóng lớn dần, cho đến khi nó bao phủ cả vũ trụ và hủy diệt tất cả.

"Chúng tôi muốn cố định mọi ước lượng trước kia, và đưa ra được dự đoán chính xác nhất về thời điểm kết thúc của vũ trụ" - Anders Andreassen, chuyên gia của Harvard cho biết.

"Chúng ta hãy tưởng tượng những bong bóng năng lượng âm đang lao về phía chúng ta ở tốc độ ánh sáng. Chúng ta sẽ không bao giờ biết nó đến như thế nào".

Cũng theo Andreassen, quá trình hủy diệt của vũ trụ có thể đã đang diễn ra, và một hố đen vũ trụ là đủ để kích hoạt quá trình này.

Ruth Gregory - chuyên gia từ ĐH Durham (Mỹ) cũng đồng tình. Dù không phải thành viên trong nhóm nghiên cứu, Gregory cho biết việc không thời gian bị bẻ cong xung quanh một hố đen vũ trụ có thể kích hoạt quá trình sụp đổ của hạt Higgs. Và nếu điều đó xảy ra, mọi thứ sẽ dần tàn lụi, mà chúng ta sẽ chẳng thể biết được cho đến khi đã quá muộn.


Quá trình hủy diệt của vũ trụ có thể đã đang diễn ra, và một hố đen vũ trụ là đủ để kích hoạt quá trình này.

Tại sao? Bởi vì những gì chúng ta có thể quan sát được từ Trái đất hiện tại chỉ là một phần rất nhỏ so với những gì thực sự tồn tại trong riêng thiên hà này thôi. Khoảng cách xa nhất chúng ta có thể nhìn là 13,8 tỉ năm ánh sáng, trong khi khu vực có thể quan sát được trên thực tế phải lên tới 92 tỉ năm ánh sáng.

Nói cách khác, chúng ta ở quá xa.

Ngoài ra, bản thân Andreassen cũng cho rằng quá trình hủy diệt này từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc cũng vượt quá tầm hiểu biết của một đời người. Theo dự đoán, thời điểm mọi thứ chấm dứt sẽ rơi vào khoảng... 10^139 (10 mũ 139) năm nữa - tức là 1 kèm theo 139 số 0 đằng sau.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Physical Review.

Cập nhật: 04/04/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video