Xây căn cứ bằng bụi Mặt trăng

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), con người có thể xây căn cứ ở Mặt trăng bằng bêtông không cần nước có nguồn gốc từ bụi Mặt trăng.

NASA muốn xây dựng căn cứ lâu dài trên Mặt trăng phục vụ các phi hành gia trong những chuyến thám hiểm không gian. Tuy nhiên việc xây dựng những công trình vĩnh cửu trên các hành tinh xa xôi có giá thành khá cao: để chuyên chở 1kg vật liệu lên Mặt trăng, chi phí bỏ ra lđến 50.000 - 100.000 USD.

Ở Trái đất, bêtông được làm từ sỏi trộn với nước và ximăng. Mới đây các nhà khoa học NASA đã nghiên cứu thành công một loại bêtông chủ yếu làm từ bụi Mặt trăng thay thế đất cát và liên kết nhau bằng sulphur lấy từ đất Mặt trăng.

Để lấy được surphur dạng lỏng hay bán lỏng để làm chất kết dính, các nhà nghiên cứu phải đun chúng lên 130 - 140oC, sau đó làm lạnh. Bêtông khi ấy sẽ trở nên cứng như đá và trong vòng một giờ đủ bền để sử dụng ngay được. Với bêtông bình thường, thời gian đợi là 7 ngày, thậm chí 28 ngày bêtông mới đạt được sức bền lớn nhất.

Trước đó, vào đầu năm nay các nhà khoa học đã chế tạo thành công bêtông không nước sử dụng epoxy làm chất phủ, tuy nhiên loại bêtông này không được chọn để xây căn cứ trên Mặt trăng do giá thành vận chuyển khá cao. 

Căn cứ trên Mặt trăng có thể làm từ bê tông không cần nước có nguồn gốc từ bụi Mặt trăng (Ảnh: TTO)

Trường Thịnh - Tuổi trẻ online (Theo ABC News)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video