Xây thành phố nổi giữa Thái Bình Dương

Năm 2025, con người trong tương lai có thể sống trong những tòa tháp hình hoa loa kèn được xây dựng trên những thành phố nổi lênh đênh trên biển Thái Bình Dương.


Mỗi "đảo" nổi có một tòa tháp trung tâm với sức chứa từ 10.000 - 50.000 người. (Ảnh: Internet).

Theo báo Daily Mail, công ty công nghệ xây dựng Shimizu vừa giới thiệu mô hình thành phố nổi trên biển Green Float. Các thành phố xanh này sẽ giúp giảm tải cho các thành phố trên đất liền đang trở lên ngày càng đông đúc và ô nhiễm.

Một thành phố Green Float sẽ bao gồm nhiều "đảo" nổi. Mỗi hòn đảo này sẽ có một tháp trung tâm có đường kính 1 km. Các hòn đảo này sẽ trôi tự do trên vùng biển gần xích đạo ở Thái Bình Dương hoặc có thể gắn lại với nhau để hình thành một thành phố lớn hay một quốc gia trên biển.

Tòa tháp trung tâm của mỗi hòn đảo có khả năng chứa được từ 10.000 đến 50.000 người. Chúng sẽ được bao quanh bởi các khu rừng, đồng cỏ và khu vực trang trại tự sản xuất lương thực phục vụ hòn đảo. Ngoài ra, mỗi hòn đảo đều có một cảng biển, sân bay và bãi tắm riêng.

Chất liệu được sử dụng để xây các tòa tháp là hợp kim siêu nhẹ. Trong khi đó, phần nằm dưới mặt nước của hòn đảo sẽ được xây dựng bằng kim loại mạ magiê để chống lại sự ăn mòn của nước biển.


Các đảo nhân tạo kết nối với nhau thành một khối để tạo nên thành phố nổi trên biển Green Float. (Ảnh: Internet).

Công ty Shimizu cũng đưa ra ý tưởng tạo ra một thành phố nổi có thể cắt giảm 40% lượng khí carbon. Để thực hiện được mục tiêu này, rác thải trên mỗi hòn đảo sẽ được thu gom và tái chế bằng những công nghệ xanh mới nhất. Ngoài ra, ý thức của những người dân trên các hòn đảo cũng đóng một vai trò quan trọng.

Những công nghệ đặc biệt cũng sẽ được áp dụng để bảo vệ các thành phố nổi khỏi sự phá hoại của sóng thủy triều và thời tiết khắc nghiệt. Để chống lại những con sóng lớn, một lớp màng bằng chất liệu có khả năng co giãn và chịu lực tốt sẽ được gắn ở vòng ngoài cùng của các đảo.

Ngoài ra, các kỹ sư của công ty Shimizu cũng tính đến khả năng xây dựng những bức tường biển để bảo vệ các đảo nổi trước hiểm họa sóng thần. Tuy nhiên, sức tàn phá của sóng thần ở những khu vực ngoài khơi ít hơn so với các vùng ven bờ biển.

Shimizu mong muốn sẽ xây dựng những đảo nổi đầu tiên theo mô hình này vào năm 2025. Hiện tại, nhóm nghiên cứu vẫn đang tập trung phát triển những công nghệ mới phục vụ cho việc xây dựng công trình của tương lai này.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video