Xem siêu súng mạnh nhất thế giới của Mỹ

Hải quân Mỹ vừa phát triển thành công một loại súng tối tân, được ca ngợi là mạnh nhất thế giới và có khả năng tiêu diệt hoàn toàn một mục tiêu ở cách xa hơn 160km bằng một viên đạn có tốc độ bay nhanh gấp 8 lần tốc độ âm thanh.


Siêu súng điện từ của hải quân Mỹ được quảng cáo có khả năng tiêu diệt hoàn toàn một mục tiêu ở cách xa hơn 160km. Nó hiện được đặt tại Trung tâm thủy chiến ở Dahlgren, bang Virginia.
Ảnh: Getty Images.

Tại các cuộc thử nghiệm mới đây của hải quân Mỹ tại Trung tâm thủy chiến ở Dahlgren, bang Virginia, một phát đạn bắn ra từ khẩu súng siêu điện từ mới đã tạo nên 33 mega-jun lực thoát khỏi nòng - một kỷ lục thế giới mới về năng lượng nòng súng, hơn gấp 3 lần kỷ so với kỷ lục trước đó.

Một mega-jun gần tương đương với một chiếc xe trọng tải 1 tấn di chuyển với vận tốc 160,9km/h. Sức mạnh của viên đạn bắn ra, găm trúng một mục tiêu sẽ gấp 33 lần lực đó.


Các chuyên gia đang kiểm tra hệ thống bắn đạn tầm xa, năng lượng cao được đánh giá là mạnh nhất thế giới. Ảnh: Getty Images.

Theo tờ Daily Mail, siêu súng công nghệ cao sử dụng các viên đạn hoặc tên lửa nặng hơn 9kg. Các nhà sản xuất tuyên bố, khi thoát khỏi nòng, viên đạn chỉ mất vài phút để bay hết quãng đường hơn 160km và đến đích với độ chính xác tuyệt đối nhờ một vận tốc được coi là "bất khả thi" đối với các viên đạn sử dụng trong những loại súng thông thường.


Sơ đồ mô phỏng hoạt động của siêu súng điện từ. Ảnh: Daily Mail.

Thay vì dựa vào một chất nổ đẩy như thuốc súng, siêu súng dùng sự bùng nổ năng lượng điện để bắn đạn với tốc độ đạt mức Mach 8. Viên đạn không phát nổ khi va chạm mà phá hủy hoàn toàn bất kỳ thứ gì nó xuyên qua bằng sức mạnh tuyệt đối.

Hiện nay, các tàu chiến Mỹ chỉ có thể tiếp cận mục tiêu trong khoảng cách gần 21km. Do vậy, hải quân Mỹ hy vọng loại siêu súng mới sẽ cho phép họ thực hiện các cuộc tấn công từ một khoảng cách an toàn hơn nhiều.


Thay vì dựa vào một chất nổ đẩy như thuốc súng, siêu súng dùng sự bùng nổ năng lượng điện để bắn đạn. Ảnh: Daily Mail.

Chuẩn Đô đốc Nevin Carr - quan chức phụ trách hoạt động nghiên cứu hải quân, tiết lộ siêu súng điện từ có thể nhằm trúng kho vũ khí trên một con tàu đối địch và "biến thuốc nổ của chúng thành thuốc nổ của mình". Tuy nhiên, nhà chức trách Mỹ thừa nhận sẽ mất ít nhất 5 năm, thậm chí 10 năm trước khi loại vũ khí này sẵn sàng được sử dụng trên tàu.


Một máy ảnh tốc độ cực cao đã ghi lại được cảnh siêu súng điện từ bắn một phát đạn lập kỷ lục thế giới với mức năng lượng 33 mega-jun vào ngày 10/12/2010 tại Virginia (Mỹ). Hình vuông màu đen là viên đạn khi nó bắn đi khỏi nòng súng, để lại lớp khói dày đặc phía sau. Ảnh: Getty Images.

"Mọi người chỉ thấy những chuyện như thế này trong các trò chơi điện tử nhưng chúng hoàn toàn có thật. Đây là một sáng chế mang tính lịch sử", Roger Ellis - giám đốc chương trình phát triển súng điện từ nhận định.

Chương trình nghiên cứu và phát triển siêu súng điện từ đã ngốn hết 211 triệu USD của quân đội Mỹ trong 5 năm qua. Thách thức chính hiện nay mà hải quân Mỹ đang cố gắng nghiên cứu vượt qua là tích đủ năng lượng điện giúp siêu súng duy trì bắn đạn với tốc độ siêu âm.


Viên đạn bay vút đi với tốc độ nhanh gấp 8 lần tốc độ âm thanh. Ảnh: Youtube.

Trong các cuộc thử nghiệm hồi cuối tuần trước, siêu súng mất khoảng 5 phút để tập hợp đủ sức mạnh trước khi bắn đi một viên đạn bay 1,7km xuyên rừng, gây ra một tiêng nổ nhỏ trước khi rơi trở lại trái đất một cách vô hại. Các nhà khoa học nói, dến năm 2025, họ sẽ triển khai công nghệ làm tăng gấp đôi sức mạnh của khẩu súng, cho phép nó bắn một viên đạn bay xa gần 321,9km trong 6 phút.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video