Xuân trong khoa Thiên văn học

Tết Nguyên Đán được gọi là Xuân Tiết. Nguyên có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và Đán là buổi sáng sớm. Tại Việt Nam, mùa xuân được tính bắt đầu từ tiết Lập xuân, khoảng ngày 5 tháng 2 và kết thúc vào tiết Lập hạ, khoảng ngày 5 tháng 5.

Hoa mùa xuân.

Trong Thiên văn học, mùa xuân bắt đầu từ tiết Xuân phân, khoảng ngày 21 tháng 3 ở Bắc bán cầu và ngày 23 tháng 9 ở Nam bán cầu. Mùa xuân kết thúc vào tiết hạ chí, khoảng ngày 21 tháng 6 ở Bắc bán cầu và 21 tháng 12 ở Nam bán cầu. Trong Khoa Khí tượng, mùa xuân bao gồm toàn bộ các tháng Ba, Tư và Năm ở Bắc bán cầu và tại Nam bán cầu là thời gian của các tháng Chín, Mười và Mười Một.

Mùa xuân, trục quay của Trái Đất nghiêng tăng dần về phía Mặt Trời, và các giờ được chiếu sáng tăng dần lên, bằng hoặc lớn hơn 12 giờ mỗi ngày và tăng nhanh ở các vĩ độ lớn. Bán cầu có mùa xuân bắt đầu được sưởi ấm ở một độ khá ấm áp làm cho cây cối đâm chồi nở hoa.

Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT +7 làm chuẩn. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1).

Hiện nay, vì chênh lệch một giờ giữa Việt Nam (UTC +7) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (UTC +8), đôi khi Tết của Việt Nam không trùng ngày với Tết của Trung Quốc. Từ năm 1975 đến năm 2100, có 4 lần không trùng; đặc biệt năm 1985, Tết Việt Nam lệch với Tết Trung Quốc khoảng một tháng, do năm 1984 âm lịch Việt Nam không có tháng nhuận trong khi lịch Trung Quốc nhuận tháng 10.

Các hành tinh có trục tự quay không vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo đều có hiện tượng mùa, bao gồm mùa xuân. Mùa xuân ở bắc bán cầu là khoảng thời gian bắt đầu khi hành tinh nằm ở điểm xuân phân (Ls = 0°) trên quỹ đạo, và kết thúc khi nó nằm ở điểm hạ chí (Ls = 90°). Mùa xuân ở bắc bán cầu trùng với mùa thu ở nam bán cầu, và mùa xuân ở nam bán cầu trùng với mùa thu ở bắc bán cầu.

Thời gian mùa xuân được coi là thời gian của sự phát triển, sự hồi sinh của cuộc sống mới (cho cả động và thực vật) và một chu kỳ sống mới lại bắt đầu. Một trong các ngày lễ quan trọng của nhiều nền văn minh trên thế giới là lễ đón mừng năm mới, diễn ra vào mùa xuân; ví dụ như Tết Nguyên Đán ở Việt Nam.

Theo VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video