"Anh em song sinh" của Trái Đất bị tiêu diệt bởi phóng xạ

  •  
  • 2.427

Tia phóng xạ từ một ngôi sao lùn gần đó đã khiến cho hành tinh này không thể sinh sống.

Hành tinh Kepler-438b bị tiêu diệt bởi phóng xạ của sao lùn Kepler-438

Các nhà khoa học vũ trụ vừa công bố một phát hiện mới đáng buồn. Hành tinh có kích thước và những điều kiện môi trường gần giống với Trái Đất nhất từng được tìm thấy đã không còn sinh sống được nữa.

Với tên gọi Kepler-438b, toàn bộ bầu không khí của hành tinh này đã bị hủy diệt bởi những đợt sóng phóng xạ khổng lồ phóng ra từ một ngôi sao lùn đỏ (Red Dwarf star) bị bùng nổ gần đó - sao lùn Kepler-438.

Thông thường, hiện tượng bùng nổ (superflare) của những sao lùn đỏ sẽ xảy ra khoảng vài trăm ngày một lần. Năng lượng của những vụ bùng nổ này mạnh gấp 10.000 lần so với Mặt Trời, tương đương sức mạnh của 100 tỷ tấn thuốc nổ TNT.

"Anh em song sinh" của Trái Đất bị tiêu diệt bởi phóng xạ
Hình ảnh mô phỏng của sao lùn Kepler-438 và hành tinh Kepler-438b. (Nguồn: Warwick).

Do khoảng cách giữa sao lùn Kepler-438 và hành tinh Kepler-438b tương đối xa, nên luồng năng lượng khổng lồ đến từ những vụ bùng nổ cũng chỉ có thể gây ra tác động không đáng kể đến Kepler-438b. Tuy nhiên, yếu tố nguy hiểm thật sự nằm ở bên trong các luồng ánh sáng. Chúng chứa đầy những tia phóng xạ và các tia vũ trụ chết người tạo thành một hỗn hợp gọi là “ánh sáng cực quang”. Hiện tượng phun trào ra lượng ánh sáng này với cường độ lớn (coronal mass ejection- CME) có thể quét sạch toàn bộ bầu khí quyển và khiến cho toàn bộ hành tinh chịu tác động bị nhiễm xạ trầm trọng, không thể sinh sống trong nhiều ngàn năm tiếp theo.

Hành tinh Kepler-438b là hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời có những chỉ số giống với Trái Đất nhất từng được tìm thấy từ trước đến nay. Kepler-438b có kích thước và nhiệt độ môi trường tương đương với Trái Đất nhưng khoảng cách giữa hành tinh này với sao lùn Kepler-438 lại gần hơn nhiều so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.

Mặt Trời của chúng ta cũng phóng ra những đợt ánh sáng cực quang nhưng với cường độ nhẹ nhàng và đều đặn nên không gây tác động đến Trái Đất. Trong khi đó sao lùn Kepler-438 cứ cách vài trăm ngày lại phóng ra một đợt cực quang siêu mạnh. Cực quang của Kepler-438 mạnh hơn bất kì luồng cực quang nào của Mặt Trời từng được ghi nhận.

Nếu hành tinh Kepler-438b có được lớp từ trường bảo vệ bên ngoài tương tự như ở Trái Đất, thì hành tinh này cũng sẽ được bảo vệ trước sự tấn công của ánh sáng cực quang. Tuy nhiên, Kepler-438b không có được lớp từ trường, hoặc do cực quang quá mạnh nên toàn bộ bầu không khí đã bị quét sạch và nhiễm xạ. Toàn bộ hành tinh đã trở thành một nơi khô cằn và khắc nghiệt, không thể có sự sống tồn tại.

Sự phun trào cực quang là hiện tượng xảy ra khi một lượng lớn chất plasma bị cuộn xoáy và phóng ra khỏi ngôi sao, tạo ra những luồng gió điện từ khổng lồ cùng các tia vũ trụ và phóng xạ. Ban đầu, điện từ sẽ cuốn sạch đi những phân tử nhẹ trong không khí như oxi và ozon vào vũ trụ. Khi không còn khí quyển che chắn, toàn bộ hành tinh sẽ bị tràn ngập bởi những tia bức xạ vũ trụ chết người.

Theo khampha
  • 2.427