Bề mặt Mặt trời không nóng như bạn nghĩ

  •  
  • 4.802

Nhiều người cho rằng, càng đến gần Mặt trời thì nhiệt độ càng cao. Điều đó đúng hay sai?

Các nhà khoa học ĐH Northumbria, NewCastle, Anh vừa sử dụng công nghệ hình ảnh Mặt trời để nghiên cứu lớp quyển sắc nằm giữa bề mặt và lớp hào quang của Mặt trời.

Các nhà thiên văn học đã tìm hiểu nguyên nhân khiến một số vì sao có lớp hào quang nóng hơn so với bề mặt tới 200 lần, dù chúng cách rất xa nguồn nhiệt. Họ cho rằng nguyên nhân khiến nhiệt độ tăng là do sóng từ thủy, tạo ra nguồn năng lượng từ dưới bề mặt của ngôi sao tới mặt ngoài của lớp khí quyển.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kính thiên văn để đo tốc độ và năng lượng của sóng thủy từ, sau đó xác định được lượng năng lượng chuyển đổi. Tiến sỹ Richard Morton và đồng nghiệp đã khẳng định rằng sóng thủy từ có tác dụng chuyển năng lượng từ bề mặt Mặt trời, thông qua quyển sắc, vào phần hào quang, khiến cho độ nóng trên lớp ngoài cùng của khí quyển lên tới 1 triệu độ.


Bề mặt Mặt trời không nóng bằng lớp ngoài cùng của khí quyển bao quanh nó.

“Mặt trời là ngôi sao gần chúng ta nhất và cũng là ngôi sao duy nhất cho phép chúng ta nghiên cứu kỹ đặc tính của các ngôi sao. Các ngôi sao tạo ra sức nóng thông qua các phản ứng nhiệt hạch trong lõi và nhiệt độ này ngày càng giảm khi tiến gần ra bề mặt” - Morton nói.

Tuy nhiên, có rất nhiều ngôi sao có nhiệt độ phía ngoài lớp khí quyển cao hơn so với nhiệt độ trên bề mặt ngôi sao.

“Quan sát của chúng tôi cho phép đoán định được số năng lượng vận chuyển thông qua sóng từ, và những dự đoán này cho thấy năng lượng của các sóng từ đã khiến cho nhiệt độ trên lớp hào quang bao phủ tăng lên một cách khó hiểu” - Morton nói.

Theo Kien Thuc
  • 4.802