Biển Caspi sắp "bốc hơi" hoàn toàn, lý do khiến giới chuyên gia lo ngại

  •   32
  • 2.480

Biển Caspi nằm giữa biên giới của 5 quốc gia là Nga, Iran, Turkmenisistan, Kazakhstan và Azerbaijan, giúp điều hòa khí hậu của các quốc gia xung quanh.

Không những thế biển Caspi còn là kho dầu khí khổng lồ, đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế thủy hải sản của các quốc gia này, là nguồn cung cấp tài nguyên cực kỳ quan trong đối với các quốc gia lân cận.

Thế nhưng có một hiện tượng đã và đang diễn ra tại đây có thể làm cho biển Caspi cạn trơ đáy trong vòng 75 năm tới!

Đó chính là lời cảnh báo mà các nhà khoa học đưa ra sau khi nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nước biển bốc hơi dữ dội (Với tốc độ bốc hơi 7cm/năm, làm cho mực nước biển giảm đi tổng cộng hơn 1,5 m kể từ năm 1996 đến nay).

Biển Caspi
Biển Caspi.

Ấm lên toàn cầu do biến đổi khí hậu đang là nguyên nhân gây ra tình trạng bốc hơi nước dữ dội tại biển Caspi.

Tiến sĩ Jianli Chen cũng là nhà khoa học dẫn đầu nhóm nghiên cứu sau cảm thấy rất kỳ lạ và tò mò về hiện tượng trên: "Tại sao lại có sự thay đổi nhiều như vậy?". Từ đó, ông cùng một nhóm các nhà khoa học đã đi sâu tìm hiểu nguyên do vấn đề.

Kết quả cho thấy, thủ phạm đứng phía sau được xác định chính là do sự biến đổi khí hậu (cụ thể hơn là sự ấm lên toàn cầu).

Nghiên cứu mới này được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters sau đó chỉ ra rằng nhiệt độ trung bình năm của bề mặt nước biển của biến Caspi đã tăng lên 1 độ C trong cả hai quá trình nghiên cứu (từ năm 1979 đến 1995 và 1996 đến 2015).


Ảnh chụp biển Caspi từ vệ tinh. (Ảnh NASA).

Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Không gian của Đại học Texas đã sử dụng vệ tinh đôi được phóng vào không gian trong sứ mệnh Grace năm 2002 để nghiên cứu tốc độ bốc hơi của biển Caspi.

Thông qua việc đối chiếu dữ liệu có được từ vệ tinh Grace và dữ liệu trên mặt đất (như lượng nước đổ ra biển từ các con sông, sự lắng cặn và tốc độ bốc hơi) nhóm các nhà khoa học đã có thể có được cái nhìn chính xác và toàn diện nhất những gì đang xảy ra ở biển Caspi.

Tiến sĩ địa vật lý học Clark Wilson tại khoa Khoa học Trái Đất của Đại học Texas, đồng tác giả nghiên cứu cho hay:

"Sự điều khiển thực tế và cũng là nguyên nhân gây ra sự thay đổi mực nước biển trong một thời gian dài chính là do sự bốc hơi nước, điều này lại hoàn toàn bị chi phối bởi nhiệt độ".

Biển Caspi được bao bọc bởi 5 quốc gia.
Biển Caspi được bao bọc bởi 5 quốc gia. (Ảnh Jianli Chen).

Tiến sĩ Anny Cazenave, một nhà trắc địa không gian CNES tại đài quan sát LEGOS (viết tắt của Laboratoire d'Etudes en Géophysique et Océanographie Spatiales) đặt tại Toulouse, Pháp - người không liên quan nghiên cứu trên cho rằng:

"Nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng thuyết phục đầu tiên về sự bốc hơi nước biển còn đóng vai trò quan trọng hơn đối với sự thay đổi mực nước biển nếu so với sự lắng cặn hay quá trình cung cấp nước từ các con sông.

"Nếu nhiệt độ của bề mặt nước biển Caspi tiếp tục tăng thì sự bốc hơi cũng sẽ diễn ra mạnh hơn, Anny Cazenave nói.

Biển Caspi nằm giữa Nga và Iran, có độ sâu tối đa mà 1.025 m được con sông dài nhất ở châu Âu là Volga cung cấp nước chính (chiếm 80%) và sông Ural.

Mặc dù có tên là biển khiến nhiều người hiểu nhầm tuy nhiên thực chất nó lại là một... hồ nước! (nhưng vì có độ mặn gần 1/3 nồng độ muối của biển nên có tên gọi như vậy). Đây cũng là hồ nước lớn nhất thế giới về cả diện tích và thể tích.

Biển Caspi lại không hề thông ra biển nên không có dòng thoát, do đó có một hiện tượng rất kỳ lạ xảy ra ở biển Caspi: Mực nước biển thay đổi nhanh thất thường. (ví dụ: năm 2004 mực nước biển ở đây thấp hơn mực nước biển thế giới tới... 28 m!).

Sự thay đổi này phụ thuộc lớn vào điều kiện không khí ở Bắc Đại Tây Dương (vì quyết định lượng mưa của sông Volga đổ vào biển Caspi), do vậy mà biển Caspi trở thành dụng đo khí áp khá chính xác, phản ánh sự tác động của biến đổi khí hậu một cách nhạy bén.

Cập nhật: 05/09/2017 Theo Soha
  • 32
  • 2.480