Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

  •   3,918
  • 57.931

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Mới chỉ du nhập vào Việt Nam không lâu, nhưng bóng cười đã nhanh chóng trở thành trào lưu được giới trẻ yêu thích thậm chí coi nó như một thú vui mỗi khi đi hộp đêm, hít một hơi bạn sẽ cười không ngừng nghỉ.

Bóng cười là gì?

Tại các hộp đêm ở Hà Nội, không khó để tìm được bóng cười vì chúng được bán bí mật một cách "công khai" tại đây để phục vụ các dân chơi.
Tại các hộp đêm ở Hà Nội, không khó để tìm được bóng cười vì chúng được bán bí mật một cách "công khai" tại đây để phục vụ các dân chơi.

Bóng cười hay còn được gọi với tên Funkyball là một trong những trào lưu đang được giới trẻ ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam thịnh hành nhất hiện nay, họ coi đây là một thú vui dùng để xả stress.

Bóng cười không phải là một loại thuốc hay trò chơi nó thực chất chỉ là những quả bóng bay bình thường nhưng được bơm thêm khí nitrous oxide và công việc của người dùng chỉ là "thổi" và "hít" - "hít" và "thổi".

Những quả bóng cười này được người bán bơm khí ga bằng một dụng cụ bơm chuyên dụng. Sau đó người mua sẽ cầm bóng để hít hà, khí hết cũng là lúc quả bóng lép xẹp. Khí nitrous oxide lan tỏa, ngấm vào cơ thể sẽ tạo cảm giác phấn khích, tạo ảo giác gây cười cho người sử dụng.

Bóng cười có hại như thế nào?

Trông tưởng như bình thường, nhưng chơi và hít hơi bóng cười lại ẩn chứa nhiều mối nguy hại. Được biết ở một số nước châu Âu, chất này là chất kích thích được bán hợp pháp tại các hộp đêm.

Khi hít bóng cười người chơi sẽ thấy sảng khoái cứ thế tuôn cười không thể kiểm soát được, sau đó hoàn toàn chìm đắm trong ảo giác, những đê mê về mọi thứ xung quanh.

Các bác sĩ trên thế giới cũng từng cảnh báo rằng, việc hít bóng cười hay khí cười ảnh hưởng trực tiếp tới tim mạch, hệ thần kinh mà hậu quả xấu nhất nếu lạm dụng là dẫn tới trầm cảm hoặc thiệt mạng. Hít khí này vào cảm giác tê tê, đặc biệt là nghe nhạc rõ, sau đó phấn khích, cười ngả nghiêng. Sử dụng bóng cười có một đặc điểm chung là khiến người dùng lờ đờ, ngơ ngơ, đi đứng loạng choạng, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhịp tim, thiếu máu.

Sử dụng bóng cười một cách thường xuyên có thể dẫn tới sự thiếu hụt vitamin B và thiếu máu trong cơ thể. Thiếu vitamin B có thể gây ra ngứa ran ở ngón tay, ngón chân kéo dài hàng giờ hoặc hàng ngày. Các trường hợp nặng hơn có thể dẫn tới tê liệt và khó đi lại...

Gọi là bóng cười vì quả bóng này không có tác dụng nào khác ngoài khả năng gây cười, cười nhiều và cười lâu.
Gọi là bóng cười vì quả bóng này không có tác dụng nào khác ngoài khả năng gây cười, cười nhiều và cười lâu. Chỉ cần hít hà bạn sẽ nhanh chóng cười, cười và cười không kiểm soát.

Theo báo chí, vào năm 2010, diễn viên Mỹ Demi Moore sau khi hít loại bóng cười này trong những buổi tiệc đã phải nhập viện với triệu chứng co giật, run rẩy. Cuối năm 2012, một sinh viên Trường Đại học Illinois là Benjamin Collen, 19 tuổi, đã tử vong vì bị ngạt khí N2O.

Việc sử dụng bóng cười với số lượng lớn và thường xuyên sẽ gây ra việc tổn hại thần kinh nghiêm trọng. Dữ liệu do các nhà khoa học Anh công bố cho biết khí cười đã gây ra 17 ca tử vong ở nước này trong giai đoạn 2006 - 2012. Trong đó có 5 ca tử vong do ngạt thở vì thiếu oxy.

Điều nguy hại là nếu lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự, thậm chí là sử dụng ma túy. Bởi vì, khi đã quen cảm giác "phê" với ảo giác, các bạn trẻ rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác "phê" mạnh hơn. Các em đã quen dùng khí cười để "phê" thì sẽ có lúc chơi thử bồ đà, thuốc lắc, "hàng đá"... Đến lúc nào đó sẽ chơi thử heroin, từ hút đến tiêm chích và rồi chắc chắn việc nghiện tiêm chích ma túy cộng với nhiễm HIV/AIDS sẽ đến cái chết.

Năm 2019, Bộ Y tế đã quyết định cấm sử dụng bóng cười trong giải trí. Khí N2O chỉ được phép sản xuất với mục đích công nghiệp, không được sử dụng cho người, trừ trường hợp bác sĩ chỉ định dùng trong y tế.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên lựa chọn hình thức giải trí lành mạnh, có ích để bảo vệ sức khỏe. Trường hợp người đã sử dụng bóng cười dẫn đến ngộ độc cần đến khám sớm để điều trị kịp thời, tránh để lại di chứng thần kinh lâu dài.

Cập nhật: 25/02/2021 Tổng Hợp
  • 3,918
  • 57.931