Mũi là bộ phận quan trọng trên cơ thể trẻ, nhưng không được cho bất kỳ dụng cụ nào vào bên trong kể cả tăm bông để vệ sinh.
Ngay từ khi sinh ra, các bộ phận của trẻ vẫn còn non nớt. Vì vậy, việc vệ sinh cần sự nhẹ nhàng, cẩn thận để không gây xây xát, tổn thương, nhưng phải đảm bảo sạch sẽ. Tuy nhiên, một số phụ huynh lại nghe theo các lời truyền tai, dùng dung dịch sát trùng không đúng cách gây ảnh hưởng tới trẻ.
Sau khi đã vệ sinh xong một mắt, tiếp tục làm như vậy với mắt còn lại. Cha mẹ có thể làm sạch mắt cho bé theo cách trên từ 1-2 lần/ngày hoặc lúc cần thiết.
Trong khi thực hiện vệ sinh mắt phải nhẹ nhàng, không vội vàng, làm cẩn thận, để tránh xây xát da vùng mắt, không lau bên trong mắt.
Trẻ sơ sinh có lỗ mũi hẹp, thường hắt hơi để tống các chất nhầy trong khoang mũi ra ngoài. Vì vậy, cách tốt nhất là không cho vật gì vào bên trong lỗ mũi của bé kể cả tăm bông, có thể làm hỏng lớp lót khoang mũi, là lớp màng nhầy chứa nhiều mạch máu.
Bạn có thể làm sạch mũi cho bé khi tắm bằng cách ngâm một miếng bông vào nước ấm sạch và lau nhẹ nhàng xung quanh lỗ mũi để làm sạch các chất nhầy.
Em bé cần được vệ sinh các bộ phận theo đúng cách và đảm bảo sự nhẹ nhàng. (Ảnh: Momjuncation).
Phụ huynh có thể dùng miếng bông nhúng vào nước đun sôi để nguội lau phía sau tai và xung quanh vùng ngoài của mỗi tai. Bạn phải làm nhẹ nhàng, cẩn thận không để bông, nước vào bên trong tai có thể gây tổn thương.
Nhiều phụ huynh thường tự lấy ráy tai cho con vì sợ ảnh hưởng đến sức nghe. Tuy nhiên, đây là thói quen cần bỏ ngay. Nếu có ráy tai ở vùng tai ngoài, bạn có thể lau sạch bằng bông. Khi có ráy tai ở tai trong của bé, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để xem xét và có cách lấy ra an toàn nhất.
Khi nằm trong bụng mẹ, trẻ sơ sinh nhận chất dinh dưỡng và oxy qua nhau thai. Nhau thai được nối với em bé bằng dây rốn ở bụng. Sau khi sinh, dây rốn được kẹp và cắt bớt đến sát với bụng trẻ. Việc này không gây đau cho trẻ, vì không có dây thần kinh nào ở phần dây rốn này.
Sau khi cắt, có một phần khoảng 3 cm còn lại gọi là cuống rốn. Đoạn cuống rốn này sẽ khô và tự rụng trong thời gian 7-21 ngày hoặc sớm hơn tùy theo từng trẻ.
Trong thời gian cuống rốn chưa rụng, cha mẹ cần giữ vệ sinh như sau để đảm bảo không nhiễm trùng:
Cha mẹ có thể dùng miếng bông ngâm trong nước đun sôi để nguội để lau nhẹ nhàng trên cuống rốn. Bạn có thể lau nhiều lần cho đến khi chân rốn được làm sạch hoàn toàn. Tuy nhiên, phụ huynh lưu ý phải dùng miếng bông mới cho mỗi lần lau. Sau khi lau cuống rốn bằng bông phải đảm bảo khô, thoáng, không để ướt. Phụ huynh không dùng bất cứ loại dầu, bột, cao dán, thuốc mỡ nào để bôi lên cuống rốn.
Hiện, một số người vẫn áp dụng cách vệ sinh rốn bằng cồn. Tuy nhiên, cồn có thể gây kích ứng da. Vì vậy, việc vệ sinh cuống rốn như thế nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa trẻ về nhà.
Khi cuống rốn rụng, bạn có thể thấy vài giọt máu trên tã, nhưng không nên lo lắng. Sau khi cuống rốn đã rụng, cha mẹ vẫn tiếp tục vệ sinh bằng bông tẩm nước sạch đun sôi để nguội. Vết thương ở cuống rốn đã rụng sẽ lành sau 2-3 ngày.
Nếu có các dấu hiệu sau có thể cảnh báo nhiễm trùng cuống rốn và cần gọi bác sĩ: