Cải tiến trực thăng chiến đấu nhờ vào... cá voi

  •  
  • 971

Thiết kế động cơ của máy bay trực thăng cho phép nó có thể cất cảnh thẳng, tuy vậy chi phí để sản xuất lại là một vấn đề đáng lo ngại, cánh quạt ở phía sau giúp cho trực thăng cân bằng và bay về phía trước với tốc độ cao.

Mới đây, một công ty ở Đức tin rằng nếu trang bị thêm cánh quạt được thiết kế như bướu của cá voi lưng gù sẽ giúp cải thiện đáng kể vận tốc bay của trực thăng.

Cá voi lưng gù
Cá voi lưng gù

Một con cá voi lưng gù có tốc độ bơi gấp 5 lần tốc độ của vận động viên Michael Phelps, trên 25km mỗi giờ. Điều này có được là nhờ vào chiếc bướu nằm trước vây ngực của cá voi, tại một thời điểm trong mỗi sải bơi của cá voi, chuyển động của cá voi sẽ “ngừng” khi không thể nâng nó khỏi bị chìm. Chiếc bướu tạo ra sự khựng lại xảy ra sau mỗi sải bơi, tạo ra một lợi thế vì khí động học. Chính điều này đã tạo cảm hứng để các nhà nghiên cứu Đức tiến hành thử nghiệm nghiên cứu trên trực thăng nhằm tạo ra một lợi thế vì khí động học khi tăng tối đa tốc độ của một trực thăng mà không có sự chao đảo. Công nghệ này đã được cấp bằng sáng chế và có tên là “Vortex Generator”.

Các nhà khoa học đã hoàn thành thử nghiệm hầm gió và bước tiếp theo là sử dụng các phương tiện đặc biệt để ghi lại những hiệu ứng trong quá trình bay. Khi mà “chiếc bướu” được thiết kế nhỏ gọn để phù hợp để có thể cung cấp tối đa lực đẩy thì nó sẽ được áp dụng cho tất cả các trực thăng, giúp cải thiện đáng kể vận tốc bay và chi phí sản xuất.

Theo Gizmodo, Genk
  • 971