Từ lâu, các nhà khoa học đã biết rằng loài chim dường như đã phát ra tiếng hót trong lúc ngủ mơ và tiếng hót này cũng có thể được nghe thấy bởi con người.
Vào năm 2018, giáo sư vật lý Gabriel Mindlin và các đồng nghiệp đã phát hiện ra việc loài chim cũng co cơ họng của chúng trong khi ngủ, cùng cách chúng sẽ làm khi hót vào ban ngày. Tuy nhiên, con người vẫn gặp khó khăn trong việc chuyển tín hiệu âm thanh đó thành nội dung để chúng ta có thể hiểu được.
Khó khăn nhất đến từ việc nhịp thở của loài chim vốn không bị thay đổi trong khi ngủ nên thiếu đi luồng khí cần thiết để kích hoạt các dao động trong niêm mạc. Phải cần có luồng khí này thì loài chim mới có thể tạo ra được âm thanh đủ để con người có thể nghe được.
Để giải quyết khó khăn này, các nhà nghiên cứu áp dụng một kỹ thuật được gọi là điện cơ cơ học nhằm tạo ra các luồng khí cần thiết. Kết hợp với sự trợ giúp của một mô hình hệ động lực, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc ghi âm và dịch các điệu hót trong giấc mơ của loài chim cú mèo lớn.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và dịch các điệu hót trong giấc mơ của loài chim cú mèo lớn.
Giáo sư Gabriel Mindlin cho biết: "Trong suốt 20 năm qua, tôi đã nghiên cứu về tiếng hót của loài chim và cách dịch thông điệp của chúng từ các chuyển động cơ họng. Sau khi thu thập nhiều mẫu ghi âm và phân tích tiếng chim, con người sẽ tổng hợp chúng để tìm ra những điểm chung. Từ đó có thể hiểu được phần nào những ý nghĩa truyền tải trong điệu hót của loài chim".
Một ví dụ trong số đó là khi trong giai đoạn tranh chấp về lãnh thổ, các loài chim cú mèo lớn thực hiện một âm thanh đặc biệt bao gồm một chuỗi âm tiết ngắn được gửi ra ở mức từ khoảng 10 đến 20 Hz. Cần nhấn mạnh là thứ âm thanh chiến đấu này được loài cú mèo tạo ra trong khi ngủ. Vì thế các điệu hót vô thức này đã cho thấy những con chim trong nghiên cứu có vẻ như đã mơ về cảnh chiến đấu.
Loài chim dường như đang tái hiện lại một cuộc tranh chấp lãnh thổ trong giấc mơ của chúng. Điều này là khá phổ biến đối với con người khi chúng ta đang trong giai đoạn căng thẳng.
Những con chim trong nghiên cứu có vẻ như đã mơ về cảnh chiến đấu.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, bộ não của loài chim với não người có nhiều điểm tương đồng hơn chúng ta tưởng. Tiềm năng của não chim cũng rất khác biệt, có khả năng thực hiện những điều mà chúng ta không thể tưởng tượng được, đặc biệt là trong lúc chúng ngủ. Nhiều loài chim ngủ với một mắt mở, ngay cả khi đang bay.
Những loài chim di cư vượt qua những khoảng cách xa xôi vào ban đêm, bay suốt 7.000 dặm giữa Alaska và New Zealand trong tám ngày bay liên tục. Trong quãng đường dài, có những lúc chúng ở trạng thái ngủ, và điều khiển quá trình bay bằng cơ chế "mơ về việc bay".
Trong khi giấc ngủ là một hành vi thể chất có thể quan sát được từ bên ngoài thì mơ là một trải nghiệm nội tâm vô hình. Đây vẫn là một bí ẩn mà khoa học cần nỗ lực nhiều hơn để có thể giải mã. Có thể nói, kết quả nghiên cứu mới nhất của giáo sư Gabriel Mindlin đã tạo ra một bước tiến trong việc lĩnh vực khoa học này.