Các nhà khoa học Đức đã phát triển một công nghệ mới, cho phép biến lá cây thành chất đốt sau một đêm.
Những cục than này sau đó có thể được dùng để đốt cháy trong những trạm phát năng lượng thông thường.
Công nghệ này có thể được coi là một cách mạng công nghệ xanh khi giúp giải quyết được vấn đề cung cấp năng lượng.
Rác thải từ vườn như cỏ, lá cây hoặc phần bị cắt xén sẽ được cho vào trong một “nồi áp suất”, nơi chúng bị ép thành dạng than. Chiếc máy này đã hoàn thành một quá trình kéo dài hàng triệu năm trong chỉ vài giờ.
Than được sản xuất từ lá cây rụng.
Theo ông Frieldrich von Ploetz, giám đốc nhà máy Suncoal, có trụ sở bên ngoài Berlin, một trong 3 nhà máy than sinh học đang hoạt động tại Đức cho biết: “Loại than sinh học này cũng có đầy đủ đặc điểm của than tự nhiên. Duy chỉ có một điểm khác là khí CO2 nó sinh ra là trung tính”.
Điểm nổi trội của công nghệ mới này không giống như những quy trình sản xuất khí sinh học thông thường, những chất thải hữu cơ, trong đó có cả thức ăn thừa, cũng có thể “carbon hóa” và chuyển thành nhiên liệu được.
Đột phá này đồng nghĩa với việc riêng tại Đức, hàng năm, một lượng chất đốt khoảng 4 triệu tấn sẽ được sản xuất. Lượng chất đốt này đủ để cung cấp điện cho 2,5 triệu hộ gia đình.