Công trình nghìn tuổi sánh ngang Tử Cấm Thành: Dựng không cần đinh, gỗ không có mọt

  •   32
  • 3.059

Ở ngoại ô Ninh Ba, Triết Giang (Trung Quốc), trên sườn núi Linh Sơn có 1 ngôi chùa nghìn tuổi được gọi là "Giang Nam Nhất Tuyệt" – Chùa Bảo Quốc. Chùa Bảo Quốc được biết đến là nơi bí ẩn 'chim không đậu, gỗ không mọt, bụi không bám', trải qua nghìn năm dâu bể vẫn nguy nga như cũ.

Nơi đây có gốc gác từ chùa Linh Sơn thời Đông Hán, được ban tên vào năm Quảng Minh 1 đời nhà Đường (năm 880).

Theo sách sử ghi lại, vào thời Đông Hán có Quân Trương Ý và con trai Trung Thư Lang Trương Tề Phương yêu thích cảnh sắc núi non nên ở ẩn tại đây. Về sau Phật Giáo vào Trung Nguyên, nhà vườn sửa thành chùa, vì ở núi Linh Sơn nên ngôi chùa cũng được gọi theo tên núi.

Năm 845, chùa Linh Sơn bị phá. Đến tận năm 880, một vị cao tăng chùa Quốc Ninh ở Ninh Ba là Khả Cung đã đến Trường An dâng thư lên triều đình, xin khôi phục chùa. Đường Hy Tông (khi ấy 18 tuổi) không chỉ phê chuẩn khôi phục mà còn ban tên chùa Bảo Quốc.

Đại điện chùa Bảo Quốc xây lại năm 1013, đến nay đã có nghìn năm tuổi. Ngôi chùa nổi tiếng do thiết kế kiến trúc đặc biệt. Có thể gọi chùa Bảo Quốc là 1 bộ "sách sử viết bằng lắp ghép gỗ", là 1 trong những chùa thời Đường Tống bảo tồn hoàn chỉnh nhất còn lại ở vùng Giang Nam Đại hùng.

Các chi tiết trong chùa được xây dựng chính xác, kết cấu phức tạp, toàn bộ đều không dùng đinh mà dùng phương pháp đấu củng (kết cấu đỡ mái theo hình dạng chống rường và là một thành phần không thế thiếu trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Trung Hoa). Đây là lối kết cấu chuẩn xác, gắn các bộ phận lại với nhau 1 cách tinh xảo, khiến các bộ phận kiến trúc liên kết chặt chẽ với nhau, đỡ cả bộ mái nặng hơn 50 tấn.

Kiến trúc đặc biệt tại chùa Bảo Quốc.
Kiến trúc đặc biệt tại chùa Bảo Quốc. (Ảnh: NTDTV).

Trên trần Đại điện có 3 bộ vòm được liên kết khéo léo, trần và vòm che đi bộ xà, người ở dưới rất khó nhìn thấy nên gọi là "Điện Không Xà".

Cả Đại điện có chiều dài lớn hơn chiều rộng, tạo thanh hình chữ nhật dọc khiến không khí bên ngoài vào được lưu thông. Bộ vòm tinh xảo và kết cấu đấu củng phức tạp khiến bên trên xuất hiện 'gió xoắn ốc' thổi quanh năm. Chính bởi có gió lưu thông mỗi ngày nên trên các trần, cột không có bụi bám, nhện cũng không thể kết mạng.

Đại điện còn có truyền thuyết "chim không vào, bọ không khoét", theo lời đồn là bởi có vật liệu xây dựng đặc biệt. Năm 1975, khi duy tu Đại điện, từ xà cột được dỡ xuống đã phát hiện loại gỗ được dùng có mùi thơm nồng. Chuyên gia giám định kết luận đây là loại gỗ Hoàng Đàn có đặc điểm chắc, bền. Do Hoàng Đàn có nhựa thơm nên chim và côn trùng đều "thấy mà sợ".

Ngoài ra, tương truyền đầu sống mái phía Tây ngoài đại điện cất giữ 2 chiếc "màn thầu gỗ". Tương truyền có nạn đói, một vị tiên xuống trần thả xuống 2 chiếc màn thầu gỗ. Chúng biến thành màn thầu chín để cứu đói sư sãi và dân chúng. Còn vị thần chính là ông tổ nghề mộc – Lỗ Ban.

Cập nhật: 08/07/2021 Theo Pháp luật và bạn đọc
  • 32
  • 3.059