Điều gì tạo nên một người lãnh đạo giỏi?

  •  
  • 1.452

Nghiên cứu mới chứng minh được rằng, những nhà lãnh đạo giỏi nhất là những người có tính quyết đoán ở mức thích hợp nhất.

Theo một nghiên cứu được đăng trong ấn bản tháng 2 của tạp chí Personality and Social Psychology do Hiệp Hội Tâm Lý Học Mỹ APA phát hành, thì những người lãnh đạo các tổ chức nếu có tính quả quyết quá cao hoặc quá thấp sẽ có khuynh hướng làm việc ít hiệu quả hơn. Những người lãnh đạo ở giữa hai mức độ này có thể sẽ có mức quyết đoán tối ưu nhất, nhưng lại có rất nhiều người có tính quyết đoán nằm ở hai đầu cực này. Nghiên cứu cho thấy rằng quá quyết đoán hoặc không dám quyết đoán có thể là điểm yếu phổ biến nhất ở các nhà lãnh đạo luôn khao khát thành công

Trong các nghiên cứu của mình, ông Daniel Ames, giáo sư tiến sĩ Trường Columbia Business School và ông Francis Flynn, giáo sư tiến sĩ trường Stanford Graduate School of Business, đã yêu cầu các nhân viên đưa ra nhìn nhận của mình về điểm mạnh cũng như điểm yếu trong khả năng lãnh đạo của những đồng nghiệp.

Các điểm mạnh phổ biến nhất được đề cập bao gồm những đặc điểm truyền thống như là sự thông minh, tính kỷ luật sự uy tín. Nhưng điểm yếu chung nhất được đề cập lại gây nhiều ngạc nhiên vì điểm yếu này không phải là những đặc điểm ngược lại của điểm mạnh.

Qua một số ví dụ điển hình của các nhà lãnh đạo và những nhà lãnh đạo tiềm năng, ông Ames và ông Flynn đã phát hiện ra rằng tính quả quyết là một vấn đề được đề cập thường xuyên nhất từ trước đến nay, đôi khi còn hơn cả sự kết hợp giữa uy tín, sự thông minh và tính kỷ luật.

(Ảnh minh họa: Imagesource)

Một lý do chứng minh cho phát hiện này đó là, không giống với sự lôi cuốn đối với người khác, là sự lôi cuốn thường không chắc dẫn đến thành công chỉ khi không có đủ nó, thì các nhà lãnh đạo tiềm năng có sự quyết đoán “sai” theo cả hai chiều hướng. Và qua một trong những nghiên cứu được kiểm tra, nhóm nghiên cứu của ông Ames và ông Flynn đã ghi nhận và phân loại gần một ngàn ý kiến của nhân viên về cách lãnh đạo của những đồng nghiệp của mình.

Tính từ trong các nhận xét về điểm yếu trong khả năng lãnh đạo được sử dụng nhiều nhất, đứng đầu bảng là “tính quả quyết”, nhiều gấp 2 lần so với những tính từ xếp vị trí nhì bảng như “có năng lực” và “đáng tin cậy.” Nhìn một cách tổng thể, thì hơn một nửa ý kiến miêu tả về điểm yếu đề cập rất cụ thể về tính quả quyết. Trong số những ý kiến này, có 48% ý kiến cho rằng điểm yếu là quá quả quyết và số ý kiến còn lại cho rằng điểm yếu là quá “ít” tính quả quyết.

“Tính quả quyết nổi trội trong các ý kiến nhận xét về điểm yếu trong khả năng lãnh đạo, mặc dù nó gần như không phổ biến bằng như vậy trong các nhận xét về điểm mạnh giữa những đồng nghiệp với nhau. Khi những nhà lãnh đạo quyết đoán sai thì quyết đoán sai đó hiện ra rất rõ ràng nhưng khi họ quyết đoán đúng, thì quyết đoán đó lại dường như biến mất,” ông Ames nói. “Giống như muối ở trong nước sốt vậy, khi có quá nhiều hoặc quá ít, rất khó để nhận thấy những thứ khác, nhưng khi lượng muối vừa đủ, bạn sẽ nhận thấy các gia vị khác ngay. Không ai khen nước sốt ngon vì đã được nêm muối tuyệt hảo cả, cho nên không thông thường lắm khi sự quyết đoán hoàn hảo của một nhà lãnh đạo được chú ý nhiều.”

Sau khi phát hiện ra sự quả quyết thật sự là một thách thức phổ biến đối với các nhà lãnh đạo, ông Ames và ông Flynn đã nỗ lực để hiểu được điều gì đã khiến cho sự quyết đoán này ở trạng thai hai đầu cực, quá cao hoặc quá thấp. Câu trả lời là: Có các lý do khác nhau cho sự thất bại trong quyết đoán ở mỗi cực.

“Các nhà lãnh đạo khát khao thành công nhưng có tính quyết đoán thấp không thể bảo vệ cho những lợi ích của mình và họ thường chịu đựng do không đạt hiệu quả trong việc đạt được mục đích và triển khai các thành quả. Trái lại, những người quá quả quyết lại thường không chịu đựng được. Vì vậy, ngay cả khi họ có thể tìm ra cách, họ cũng hay quở trách những người xung quanh mình. Và cứ thế, chi phí xã hội tăng dần lên và bắt đầu làm suy yếu dần các thành quả đạt được,” Ông Ames ghi nhận. “Hầu hết những nhà lãnh đạo hiệu quả thường quả quyết ở mức độ vừa đủ để đạt được mục đích của mình nhưng không quá cứng nhắc đến nỗi làm cho họ không hòa hợp được với hoàn cảnh.”

Ông Ames và ông Flynn cũng cảnh báo là, nghiên cứu của họ không phải cho rằng giải pháp cho các nhà lãnh đạo là phải luôn quả quyết một cách đúng mực. Thay vào đó, họ khẳng định rằng, các nhà lãnh đạo có tính quả quyết một cách có chừng mực có thể làm gia tăng dần khả năng đối phó với hoàn cảnh khi buộc phải và làm dịu thái độ của mình khi cần thiết một cách tốt hơn. Các nhà lãnh đạo “bị mắc kẹt” ở mức quá thấp và quá cao của tính quyết đoán có thể sẽ hạn chế các kỹ năng ứng phó của mình.

“Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng sinh viên và các nhà quản lý thường không nhận ra được những người khác nhìn nhận về cách cư xử của họ như thế nào. Lý do là bởi vì người ta thường không có ý kiến phản hồi trung thực về những việc giống như sự quyết đoán, ví dụ như:"
, ông Ames nói, “ai sẽ dám nói với một vị sếp độc đoán rằng ông ấy hay bà ấy là một người làm việc không hiệu quả?”

Thanh Vân

Theo Eurekalert, Sở KH & CN Đồng Nai
  • 1.452