ĐTDĐ rảnh tay có làm lái xe an toàn hơn không?

  •  
  • 291

Kể từ ngày 1-4, khi Nova Scotia cấm sử dụng điện thoại cầm tay khi đang lái, doanh số bán các thiết bị rảnh tay đã tăng vọt. Dường như mọi người dù đang lái xe hay đang đi bộ cũng đều dùng các thiết bị điện tử đó.

Suy nghĩ thông thường cho rằng chúng an toàn hơn. Khi công nghệ không dây như Bluetooth trở nên phổ biến, bạn có thể vẫn điều hành doanh nghiệp, gọi pizza hoặc nói chuyện với mẹ trong khi đặt cả 2 tay trên vô lăng.

Nhưng tâm trí bạn có thực sự về đường đi không? Một nghiên cứu sinh Tiến sĩ ở Dalhousie trong ngành tâm lý thử nghiệm cho biết điện thoại rảnh tay không an toàn hơn và thậm chí còn nguy hiểm hơn loại cầm tay.

Nhà nghiên cứu Yoko Ishigami thuộc Killam trình bày bài nghiên cứu của mình “Điện thoại rảnh tay có an toàn hơn điện thoại cầm tay hay không?” tại buổi hội thảo quốc gia của Hiệp hội chuyên viên về An toàn giao thông Canada tổ chức vào tháng trước ở Whistler, B.C. Cô đã được giải nhất trong cuộc thi nghiên cứu sinh viên toàn quốc.

ĐTDĐ rảnh tay có thể làm mọi người quá tự tin khi đang lái. (Ảnh: Nick Pearce)

Theo cô Ishigamin, một sinh viên quốc tế đến từ Shizuoka, Nhật Bản “Nghe và nói không phải những nhiệm vụ phức tạp đến vậy, đặc biệt là nếu bạn nghĩ trước những gì bạn sẽ nói. Đàm thoại là thứ chiếm tất cả sự tập trung của chúng ta.”

Cô khảo sát lại các công trình khoa học hiện tại về ĐTDĐ, chứng minh rằng nói chuyện trên điện thoại, không kể loại điện thoại, có ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động, đặc biệt khi lái xe vướng vào những tình huống phức tạp hoặc không dự báo trước. Hiệu quả khi sử dụng một điện thoại rảnh tay hiếm khi chứng tỏ là tốt hơn sử dụng loại cầm tay.

Một số công trình phát hiện tài xế bù lại những ảnh hưởng có hại của ĐTDĐ khi sử dụng điện thoại cầm tay – bằng cách lái chậm hơn hoặc dừng lại để kết thúc cuộc gọi – nhưng lờ đi khi dùng thoại rảnh tay.

“Mọi người thường quá tự tin với bộ rảnh tay và lái nhanh hơn. Họ nghĩ rằng ‘Mình ổn thôi vì mình đeo tai nghe' trong khi nếu họ lái xe nghe điện thoại cầm tay, họ thường lái chậm hơn.”

Cô Ishigami cho biết đề tài ĐTDĐ khi đang lái xe đã gây hứng thú với cô từ khi cô còn là nghiên cứu sinh tâm lý ĐH Victoria. Cô nhớ lại chuyện đang chuẩn bị đi qua đường thì một chiếc xe tiến tới. Gắn mắt vào tài xế, cô tiếp tục bước đến, nhưng phải nhảy lại khi nhận ra tài xế không dừng lại. Người này đang dí sát điện thoại vào tai và thậm chí chả nhìn thấy cô.

“Khi bạn nói chuyện ĐT, tâm trí bạn hướng về cuộc nói chuyện. Bạn có thể đang nhìn vào mọi thứ nhưng không có nghĩa bạn đang xử lý thông tin đó.”

Một công trình của Canada mà Ishigami xem qua chứng minh rằng nói chuyện ĐTDĐ khi đang lái làm tăng khả năng gây tai nạn đến 4 lần, và điện thoại thuộc loại cầm tay hay rảnh tay đều không khác nhau đối với nguy cơ đó. Xem xét tất cả các công trình nghiên cứu, cô kết luận rằng tất cả loại ĐTDĐ đều nên bị cấm khi lái xe.

Cho đến hiện nay, Newfoundland, Labrador, Quebec và Nova Scotia ở Canada, và California, Connecticut, New Jersey, New York và Washington ở Mỹ đều cấm ĐTDĐ cầm tay khi đang lái xe. Ấn Độ có lẽ là nước duy nhất trên thế giới cấm cả ĐT cầm tay và rảnh tay khi đang lái xe.

Ở Nova Scotia, hình phạt, bao gồm cả chi phí tòa án, cũng chỉ dưới $165 cho lần vi phạm đầu tiên. Ở Newfoundland và Labrador, bang đầu tiên ban hành luật chống ĐTDĐ vào năm 2003, án phạt có thể lên đến $400. Ontario đang xem xét các luật tương tự để ngăn lái xe không sử dụng ĐTDĐ và BlackBerrys khi ngồi sau tay lái.

“Tôi nghĩ điều rắc rối ở đây là các thiết bị rảnh tay hiếm khi bị cấm, và thực ra còn được khuyến khích.”

Giảng viên tâm lý Dalhouse Raymond Klein hy vọng các nhà làm luật sẽ chú ý đến công trình của cô Ishigami. “Không ai lấy làm ngạc nhiên khi lái xe khi đang nói chuyện ĐTDĐ là nguy hiểm. Nhưng phát hiện ra mối nguy này không giảm đi nhiều, hoặc giảm đi chút nào cả, bằng cách sử dụng ĐT rảnh tay, là điều mới. Đúng nhưng không đầy đủ khi nghĩ rằng ‘chúng ta lái xe bằng tay’ và từ đó dùng chúng để làm các hoạt động khác (quay số, ăn, v.v) là không an toàn. Chúng ta lái xe bằng đầu óc nữa…và điều tối quan trọng là chúng ta tập trung hoàn toàn vào nhiệm vụ lái xe.”

Tuệ Minh (Theo ScienceDaily)
  • 291