Nhiều nền văn minh cổ xưa có những biểu tượng nổi tiếng mang ý nghĩa riêng biệt. Các biểu tượng này thường được sử dụng trong những nghi lễ, sự kiện đặc biệt. Chúng cũng tượng trưng cho văn hóa tín ngưỡng của người dân thời xưa.
Đây là chữ tượng hình Ai Cập có nghĩa là "cuộc sống".
Ankh là một trong những biểu tượng nổi tiếng của người Ai Cập cổ đại. Đây là chữ tượng hình Ai Cập có nghĩa là "cuộc sống". Các pharaoh, nữ hoàng Ai Cập và các vị thần mới được phép sử dụng biểu tượng Ankh vì nó được tin là sẽ đem lại sức mạnh cho người cầm nó có thể ban hay tước đi sinh mệnh của người khác.
Ankh còn được coi là “chìa khóa của sự sống” bởi hình dạng của nó giống như chiếc chìa khóa. Theo quan niệm của người Ai Cập thời cổ đại, biểu tượng Ankh có thể mở khóa “cánh cửa địa ngục”. Người Hy Lạp thời cổ đại cũng lấy biểu tượng Ankh để tạo nên biểu tượng trưng của vị thần Vệ Nữ.
Chữ Vạn (tiếng Phạn: Swastika) còn được gọi là chữ thập ngoặc là biểu tượng được nhiều người biết đến. Vào hơn 4000 năm trước Công nguyên, hình chữ Vạn xuất hiện.
Vào hơn 4000 năm trước Công nguyên, hình chữ Vạn xuất hiện.
Trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo, chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với thần Shiva và việc thờ rắn thần Nagar. Chữ Vạn còn là biểu tượng của Phật giáo, hàm chứa Phật tính. Đây là một trong 80 vẻ đẹp của Phật. Chữ Vạn là biểu tượng của sự vĩnh hằng và bất biến. Do vậy, chữ Vạn thường xuất hiện trên ngực hoặc trên lòng bàn tay và gót chân của Phật.
Tại Nhật Bản, chữ Vạn của Phật giáo được gọi là manji. Nó thể hiện sự hài hoà và cân bằng âm dương trong vũ trụ.
Đến đầu thế kỷ 20, biểu tượng Swastika của người Aryan trở thành một biểu tượng chung của chủ nghĩa dân tộc Đức. Về sau, Hitler sử dụng biểu tượng Swastika nhưng với ý nghĩa hoàn toàn khác. Cụ thể, Hitler sử dụng biểu tượng Sawstika nhằm thể hiện sứ mạng đấu tranh vì thắng lợi của người Aryan. Y coi người Do Thái là kẻ thù của người Aryan và phải chịu trách nhiệm về những khủng hoảng trong nền kinh tế Đức.