Giải pháp giảm chứng béo phì ở trẻ

  •  
  • 1.233

Việc cấm những mẩu quảng cáo về đồ ăn nhanh ở Mỹ đã giảm đi một tỷ lệ đáng kể 18% trẻ em bị béo phì, đó là thông tin từ một nghiên cứu gần đây được phát hành trên tờ tạp chí Kinh Tế và Pháp Luật tháng qua. Bài nghiên cứu cũng kết luận rằng việc bãi bỏ chính sách giảm thuế cùng với việc quảng cáo trên truyền hình cũng sẽ làm giảm đi trường hợp mắc bệnh béo phì ở trẻ mặc dù với số lượng khiêm tốn.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu đến từ Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) cùng tài trợ Viện sức khoẻ Quốc gia. Các nhà kinh tế học thuộc NBER Shin-Yi Chou (đại học Lehigh), Inas Rashad (đại học Georgia State ), và Michael Grossman (đại học thành phố- Trung tâm giáo dục New york) là đồng tác giả trong bài nghiên cứu về luợng thời gian quảng cáo đồ ăn nhanh trên truyền hình mà trẻ con xem hàng tuần.

Các tác giả đã phát hiện ra việc cấm quảng cáo đồ ăn này trong chương trình của trẻ em sẽ làm giảm đi đến 18% số trẻ bị béo phì tuổi từ 3-11 tuổi, trong khi thấp hơn với con số 14% ở trẻ vị thành niên tuổi từ 12-18. Mức ảnh hưởng này thì phổ biến với bé nam hơn bé nữ.

Mặc dù cấm là một cách hiệu quả, thế nhưng các tác giả cũng đặt câu hỏi là liệu với mức độ tham gia nhiều từ phía chính phủ- và chi phí thực hiện các chính sách này – là một lựa chọn thực tế. Nước Mỹ có nên tiếp tục con đường đó hay họ nên học theo Thuỷ Điển, NaUy và Phần Lan vì đây là những nước duy nhất trên thế giới câm các nhà tài trợ có mục đích thương mại trong các chương trình của trẻ em.

Các giáo sư đến từ đại học Kinh Doanh và nghiên cứu Kinh Tế Lehigh Chou and Frank L. Magee đã đưa ra một số kết luận: “Chúng tôi đôi khi nhận ra sự phéo phì ở trẻ em sẽ kìm hãm văn hoá của chúng ta, nhưng các bài nghiên cứu đầy kinh nghiệm đã chỉ ra răng việc quảng cáo trên truyền hình là một nguyên nhân. Hy vọng các bài nghiên cứu như thế này có thể mang lại những giải pháp nghiêm túc về các chính sách có thể hạn chế sự lan truyền chứng béo phì ở Mỹ.”

Việc cấm những mẩu quảng cáo về đồ ăn nhanh ở Mỹ đã giảm đi một tỷ lệ đáng kể 18% trẻ em bị béo phì, đó là thông tin từ một nghiên cứu gần đây. (Ảnh: iStockphoto/Carmen Martínez Banús)

Bài nghiên cứu cũng chỉ ra sự bãi bỏ miễn giảm thuế cho kinh doanh quảng cáo đồng nghĩa với việc giảm đi tình trạng béo phì ở trẻ, mặc dù với tỷ lệ rất ít từ 5-7%. Kinh doanh quảng cáo được xem như là chi phí kinh doanh, giảm đi thu nhập thuế của công ty. Các tác giả suy luân rằng vì tỷ lệ thuế tổng hợp là 35% khi bãi bỏ chính sách miễn giảm thuế từ chi phí quảng cáo cho đồ ăn thì đồng nghĩa với việc tăng giá thành của quảng cáo lên 54%.

Các động thái như vậy sẽ làm giảm đi các tiết mục quảng cáo đồ ăn nhanh trên 40% cho trẻ em và 33% cho trẻ vị thành niên.

Bài nghiên cứu - mức độ ảnh hưởng rộng rãi của nó là giảm chứng béo phì ở trẻ bằng cách hạn chế việc quảng đồ ăn nhanh trên truyền hình - được dựa trên thói quen của gần 13,000 trẻ em sử dụng các dữ liệu từ cuộc điều tra Quốc gia về trẻ em trong giai đoạn bắt đầu học làm người lớn năm 1979 và cuộc điều tra về Thanh thiểu niên Quốc gia năm 1997, cả hai đều được thực hiện bởi Bộ Lao Đồng Mỹ.

Một bài báo cáo năm 2006 của Viện Y Tế đã chỉ ra một bằng chứng rõ ràng liên quan đến việc quảng cáo đồ ăn nhanh trên truyền hình và chứng béo phì ngày càng tăng ở trẻ. “Một số thành viên của hội đồng viết báo cáo này đã đề xuất sự điều chỉnh ở hội nghị về các mẩu quảng cáo đồ ăn nhanh trên truyền hình hướng vào trẻ em, nhưng bài báo cáo cũng nhận định sự liên quan giữa việc trẻ em ngày càng béo lên do xem quảng cáo đồ ăn nhanh là không thể. Bài nghiên cứu của chúng tôi đưa ra bằng chứng về điều đó.” Grossman đưa ra quan điểm của mình.

Các trung tâm nghiên cứu các dịch bệnh ước tính giữa năm 1970 và 1999, tỷ lệ trẻ em béo phì tuổi từ 6-11 sẽ gấp 3 lần đạt tới 13%. Trẻ em vị thành niên giữa độ tuổi 12-19 cũng có sự tăng lên nhanh chóng tới 14%.

Bài nghiên cứu này đã nhân định 80% cơ hội một trẻ em vị thành niên sẽ trở thành một người béo phì ở tuổi trưởng thành và trên 300,000 cái chết do béo phì ở Mỹ hàng năm.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
  • 1.233