Hệ sinh thái trước nguy cơ "hủy diệt hàng loạt"

  •  
  • 844

Trận ''hủy diệt hàng loạt'' cuối thời Permian đã làm biến đổi sự đa dạng về chủng loại và cấu trúc hệ sinh thái biển

Trận ''hủy diệt hàng loạt'' cuối thời Permian đã làm biến đổi sự đa dạng về chủng loại và cấu trúc hệ sinh thái biển (Ảnh: Mongabay.com)

Theo các nhà khoa học Mỹ và Úc, 250 triệu năm trước, Trái đất đã trải qua một trận "hủy diệt hàng loạt" khiến khoảng 95% loài sống dưới nước và 70% loài sống trên cạn biến mất, cơ cấu các loài còn sống sót trên các đại dương cũng bị thay đổi về cơ bản. Họ cảnh báo những thay đổi đối với hệ sinh thái hiện nay do chính con người gây ra cũng có thể dẫn đến những thảm họa tương tự.

Trên tạp chí "Khoa học" số ra mới đây, các chuyên gia cho biết sau khi phân loại và kiểm tra số liệu về các loài sống dưới nước trong 540 triệu năm qua, họ phát hiện phần lớn những loài cổ sơ không chuyển động hoặc tìm kiếm thức ăn phần lớn đã bị hủy diệt sau vụ "hủy diệt hàng loạt" đó. Các loài có cấu tạo phức tạp hơn (như cua và ốc) chuyển động tìm thức ăn, đã sống sót qua cơn đại nạn.

Trận ''hủy diệt sinh học'' này xảy ra vào khoảng cuối kỷ Permian, khoảng 2.500 triệu năm trước, khi Trái đất được hình dung là chỉ có một châu lục với một đại dương bao quanh.

Theo các chuyên gia, trận ''hủy diệt hàng loạt'' cuối thời Permian đã làm biến đổi không chỉ sự đa dạng về chủng loại mà cả cấu trúc hệ sinh thái biển. Những biến đổi này có thể lặp lại trong thời đại ngày nay, nếu con người tiếp tục làm giảm chất lượng hệ sinh thái biển xuống mức độ của 550 triệu năm trước khi bùng nổ sự đa dạng động vật. Đây là lời cảnh báo về hậu quả của cách thức hành xử của con người đối với hệ sinh thái ngày nay.

Theo TTXVN, Tuổi trẻ
  • 844