Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

  •   3,352
  • 219.594

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh. Những cũng có rất nhiều người coi đây là mê tín dị đoan, không đáng tin. Vậy thực hư chuyện này ra sao?

Những điều kiêng kị khi đi đám ma
Nhiễm hơi lạnh người chết là một điều rất đáng sợ đối với dân gian bởi nó được cho là nguyên nhân gây ra tật bệnh.

Có nên tin vào giờ trùng hay ngày trùng khi chết? Có cách hay thuốc xông nào để hoá giải mùi tử khí? Có phải người yếu bóng vía sẽ dễ bị bệnh khi đi đám tang về? Những câu hỏi trên xuất phát từ lo âu của người sống, do tin vào hậu quả của việc không kiêng cữ hoặc nghĩ "có kiêng có lành".

Từ trước đến nay, ở nhiều vùng quê và ngay cả thành phố, rất nhiều người kiêng đi viếng đám ma bởi họ sợ "hơi lạnh" ở nhà người mới chết. Nhiều người cho rằng hơi lạnh là nguyên nhân gây ra tật bệnh.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Hương – nguyên phụ trách Khoa U bướu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ - thì đám ma có nhiều dạng khác nhau. Có người chết trẻ, người chết già, người chết không mang bệnh nói chung và cả người chết vì bệnh lây nhiễm như lao, suy giảm miễn dịch HIV, AIDS... Như vậy tuỳ nguyên nhân tử vong mà người ta có những quy định riêng khi an táng nhằm bảo vệ tránh lây lan bệnh tật. Người chết sau 6 giờ mới có "hơi lạnh".

Theo định nghĩa y học, chết thực sự là tình trạng ngưng tim, ngưng thở và chết não, các hoạt động cơ thể lần lượt đình chỉ và không hồi phục, năng lượng không còn sản sinh và thân nhiệt tử thi giảm xuống. Khi chết thực sự, quá trình oxy hoá chấm dứt, cơ thể bắt đầu biến đổi do hiện tượng phân huỷ. Khi đó có hai giai đoạn xảy ra:

  • Biến đổi sớm: Kéo dài 8 - 10 giờ sau khi chết thực sự. Đồng thời với hiện tượng cứng bên ngoài tử thi, bên trong ruột do không còn yếu tố bảo vệ, vi trùng và ký sinh sẽ sinh sôi nhanh chóng, gây hiện tượng phân huỷ mô và thối rữa, bụng chướng lên, tử thi bắt đầu bốc mùi.
  • Biến đổi muộn: Là từ sau 10 giờ trở đi, các vi trùng lên men thối tạo khí khiến toàn thân phình lên, mặt biến dạng, nội tạng rữa nát, dịch thối chảy ra từ các lỗ tự nhiên...

Đó là diễn tiến của một cơ thể bình thường chết do già yếu. Nếu chết do chấn thương tai nạn, mắc các bệnh nhiễm trùng, hay chết trong điều kiện chiến tranh..., thời gian phân huỷ sẽ sớm hơn, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường người sống nếu chậm xử lý và khâm liệm. Như vậy, với trường hợp chết do già yếu thì quan niệm một số người phải tránh xa do tuổi "trùng" chỉ là mê tín dị đoan, nhưng đối với trường hợp chết do bệnh, nhất là các bệnh nhiễm trùng... thì việc liệm nhanh, yêu cầu một số người có sức đề kháng yếu tránh xa là có cơ sở khoa học.

Trẻ nhỏ, người mắc các chứng bệnh kinh niên như phong thấp, huyết áp cao… dễ bị ảnh hưởng do hệ miễn dịch của họ lúc này không cao.Trẻ nhỏ, người mắc các chứng bệnh kinh niên như phong thấp, huyết áp cao... dễ bị ảnh hưởng do hệ miễn dịch của họ lúc này không cao.

Dân gian xưa nay vẫn sợ hơi lạnh ở nhà người mới chết, đây là hiện tượng là có thật. Hiện tượng bị bệnh do vướng phải hơi lạnh cũng phổ biến, nhất là với những người có sẵn bệnh phong thấp, huyết áp cao... Thật ra, "hơi lạnh" chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán. Để phòng bệnh, các thầy thuốc thường khuyên người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người ốm hay mắc bệnh mãn tính... nên tránh đến đám tang.

Một số nơi đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Xét về tính năng, hơi nóng của than và mùi khói bưởi, bồ kết có thể hỗ trợ sát khuẩn môi trường, giúp thân nhiệt người đến dự đám tang ổn định, khả năng nhiễm khuẩn vì vậy ít đi. Nhiều người cũng hay ngậm gừng sống, uống rượu tỏi, nước lá nhót... trước và sau khi đến lễ tang. Cách này cũng tốt cho sức khoẻ vì những thực phẩm đó có nhiều dược tính tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Thực hư chuyện người bệnh ung thư kiêng đám ma

Đám ma hay đám hiếu là phong tục truyền thống của nhân dân ta để bày tỏ sự thương tiếc, tưởng nhớ của mọi người tới những người đã khuất.

Chính vì ý nghĩa quan trọng như vậy mà hầu hết nhiều người thường cố gắng thu xếp để đến dự những đám tang. Trong số những người đó, không ngoại trừ là cả những bệnh nhân ung thư.

Hầu hết bệnh nhân ung thư đều có chung suy nghĩ rằng nên kiêng đi đám ma bởi điều này sẽ làm giảm thời gian bệnh nhân ung thư sống được bao lâu.

Theo các chuyên gia y tế, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc đi đám ma làm cho mức độ bệnh của người bệnh ung thư nặng hơn.

Cũng theo các chuyên gia, sở dĩ việc đi đám ma về mà bệnh của họ ngày càng trầm trọng hơn có thể là do cảm xúc buồn rầu, đau thương của những người có trong đám ma ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của những người bệnh.

Sự ảnh hưởng này đã tác động trực tiếp tới cảm xúc, tâm trạng của người bệnh và làm họ có những suy nghĩ tiêu cực. Chẳng hạn như họ có thể tự tưởng tượng ngày chính mình rời xa cõi đời, họ lo lắng cho con cái, gia đình họ sẽ sống thế nào sau khi họ mất đi.

Chính những cảm xúc xấu này đã khiến sức khỏe của họ ngày càng yếu đi, các tế bào ung thư nhờ đó mà có cơ hội phát triển và di căn mạnh mẽ và làm người bệnh hốt hoảng khi nhận ra rằng sau khi đi đám ma và thấy mức độ bệnh tật ngày càng phức tạp hơn.

Hơn thế nữa, việc các tế bào ung thư hay các khối u phát triển mạnh mẽ sau khi đi đám ma có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Chính điều này làm cho mọi người lầm tưởng đi đám ma về làm bệnh nặng hơn.

Nếu người bệnh ung thư có sức khỏe ổn định, tinh thần kiên cường thì vẫn có thể đi đám ma được. Ngược lại, nếu họ có tâm lý bất ổn và sức khỏe vẫn còn yếu, chưa hồi phục thì cũng nên hạn chế đi đám ma.

Cập nhật: 13/09/2024 Tổng Hợp
  • 3,352
  • 219.594