Những nhà quản lý cấp cao đại diện cho 10 cơ quan không gian từ khắp nơi trên thế giới đã gặp nhau tại Kyoto, Nhật Bản để bàn về vấn đề thúc đẩy sự phối hợp toàn cầu nhằm thực hiện lộ trình thăm dò không gian.
Trong năm vừa qua, Tập đoàn hợp tác thăm dò vũ trụ quốc tế (ISECG) đã phát triển một chiến lược thăm dò tầm xa. Nó bắt đầu với Trạm vũ trụ quốc tế và việc mở rộng sự xuất hiện của con người trong toàn hệ Mặt trời.
Lộ trình bắt đầu chiến lược này được xác định với hai con đường tiềm năng: nghiên cứu mặt trăng và các tiểu hành tinh. Mỗi nhiệm vụ tiến hành trong khoảng thời gian 25 năm với sự hỗ trợ của các robot thăm dò, trạm không gian đồng thời tiếp tục nghiên cứu phát triển những công nghệ tiên tiến khác.
Trong vài tuần tới, lộ trình thăm dò toàn cầu sẽ được hoàn tất và phát hành rộng rãi. Chủ tịch ISECG, Yoshiyuki Hasagawa đến từ Cơ quan thăm dò Hàng không vũ trụ Nhật Bản, cho biết: “chúng tôi rất vui mừng trước tiến độ của lộ trình phối hợp thăm dò không gian”.
Trong cuộc họp, nhóm nhà quản lý cấp cao cũng tái khẳng định vai trò của ISECG trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan không gian có khả năng thực hiện các bước cụ thể hướng tới nỗ lực phối hợp nghiên cứu không gian..
ISECG được thành lập với tính chất là một tổ chức hợp tác quốc tế tự nguyện, không ràng buộc, nơi mà các cơ quan đóng góp vào Chiến lược thăm dò toàn cầu (GES) có thể trao đổi thông tin về kế hoạch cũng như hoạt động thăm dò không gian.
GES đặt ra tầm nhìn chung cho nhiệm vụ phối hợp thăm dò của con người và robot không gian. Theo đó, nó tập trung vào các điểm đến trong hệ Mặt trời, đồng thời khuyến khích các đối tác thực hiện chương trình thăm dò theo cá nhân và tập thể.
10 nước tham gia cuộc họp bao gồm: Canada, liên minh Châu Âu, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Anh và Mỹ.