Lần đầu tiên trong lịch sử, các chuyên gia phải nhờ đến kẻ đạo mộ "giải cứu" bảo vật quốc gia bị kẹt trong mộ

  •  
  • 2.855

Ly kỳ và độc nhất trong lịch sử khảo cổ thế giới, câu chuyện về bảo vật quốc gia vô giá, quý hiếm, không món nào sánh được, nằm kẹt trong mộ, phải nhờ kẻ đạo mộ đề xuất phương án mà các chuyên gia mới lấy ra khỏi lòng đất được.

Mộ cổ thời nhà Hán Mã Vương Đôi được coi là một khám phá vĩ đại nhất trong lịch sử khảo cổ học hiện đại của Trung Quốc. Một trong hai đồ cổ vật nổi tiếng nhất được khai quật từ ngôi mộ này đó là xác ướp phu nhân Tân Truy – vợ của một vị quan nhà Hán 2000 năm trước và chiếc Tố sa đơn y (áo satanh không màu).

Đây là hai món cổ vật đã gây chấn động thế giới khi ra khỏi lòng đất. Ngoài hai cổ vật này, các chuyên gia khảo cổ còn thu hoạch được ba món cổ vật giá trị cao không kém. Ba món đồ này đã được liệt vào hàng kho báu quốc gia, và cũng chính nhờ chúng mà các chuyên gia mới tìm ra được danh tính của chủ sở hữu ngôi mộ.

Theo báo cáo, tại thời điểm khai quật, có ba hố chôn cất trong khu mộ cổ Mã Vương Đôi.
Theo báo cáo, tại thời điểm khai quật, có ba hố chôn cất trong khu mộ cổ Mã Vương Đôi.

Trong số đó, huyệt mộ thứ 2 có ít các cổ vật được bồi táng nhất, cũng là hố chôn cất chủ sở hữu khu mộ, đồng thời cũng là điểm mà giới đạo mộ sờ tới nhiều nhất. Tuy nhiên, do đồ bồi táng trong huyệt mộ gần như không có, chỉ có duy nhất một chiếc quan tài, và có lẽ là theo quy tắc của giới đạo mộ, nó không bị di chuyển.

Chiếc quan tài này có kích thước rất lớn, bên ngoài khắc họa tiết mây, và họa tiết một con thao – loài thú tham tàn trong truyền thuyết Trung Quốc, tạo hình vô cùng tráng lệ. Điều này cũng đã làm khó các chuyên gia. Họ không biết làm thế nào để làm sạch và mở chiếc quan tài ra.

Các chuyên gia có mặt tại hiện trường đều tỏ ra bối rối do chưa biết cách xử lý.
Các chuyên gia có mặt tại hiện trường đều tỏ ra bối rối do chưa biết cách xử lý.

Tại thời điểm đó, tất cả các chuyên gia có mặt tại hiện trường đều tỏ ra bối rối do chưa biết cách xử lý. Họ không biết bắt đầu từ đâu, bởi vì có rất nhiều chất lỏng trong quan tài, thân thể của chủ mộ cũng gần như đã mục nát hoàn toàn. Nhưng họ tin rằng vẫn còn trong đó những mảnh cổ vật văn hóa nào đó.

Trong tuyệt vọng, đội khảo cổ phải mời một thành viên lớn tuổi đã về hưu tới để hỏi ý kiến. Được biết, người đàn ông này trước khi gia nhập đội khảo cổ đã từng hành nghề trộm mộ, khá nổi tiếng trong địa phương và đã từng tham gia trộm rất nhiều ngôi mộ. Sau đó ông rửa tay gác kiếm, xin tham gia vào đội khảo cổ lấy công chuộc tội, trở thành thành viên chuyên nghiệp của nhóm khảo cổ.

Sau khi tới hiện trường, người đàn ông đi một vòng xem xét tình hình, sau đó nói với các chuyên gia sử dụng phương pháp cổ điển nhất là rửa quan tài. Ông cho rằng các cổ vật văn hóa có khả năng vẫn bị mắc kẹt trong các khe kẽ bên trong, trong khi có quá nhiều thứ mục nát trong quan tài, chỉ có thể dùng phương pháp này. Các chuyên gia sau khi cân nhắc nhiều lần thấy không còn cách nào khác buộc phải sử dụng cách này. Và thực tế đúng như người đàn ông nói, các chuyên gia tìm thấy ba con dấu dưới đáy quan tài, hai trong số đó bằng đồng và một con dấu bằng ngọc.

Con dấu bằng ngọc dài 2 cm, rộng 1,7 cm và cao 1,7 cm. Nó có màu xanh lam và khắc chữ màu trắng "Lợi Thương", là ấn riêng của chủ mộ. Hai con dấu bằng đồng có phần núm cầm hình rùa, dài và rộng 2,2 cm, chiều cao 1,7 cm, nét khắc khá tinh xảo.

Cập nhật: 05/10/2020 Theo Dân Việt
  • 2.855