Bí ẩn Vua Rắn, chiến binh tối cao và giấc mơ về đế quốc Maya hùng mạnh

  •   4,52
  • 2.710

Tham vọng xây dựng đế quốc Maya hùng mạnh, các vị Vua Rắn đã không ngừng thực hiện nhiều chính sách liên minh chính trị đặc biệt, nhằm củng cố quyền lực tối thượng.

Bài 2: Bí ẩn Vua Rắn-chiến binh tối cao: Giấc mơ xây dựng đế quốc Maya hùng mạnh

Dần dà, những thành phố đồng minh của Tikal cũng dần đứng về phía vương quốc của vua rắn. Sự kiên nhẫn và tầm nhìn chính trị nổi bật của các vua rắn đã giúp lôi kéo các thành phố lúc bấy giờ của Maya, tạo thành thế gọng kìm khổng lồ nhắm "siết chặt" đối thủ của họ.

Tuy nhiên, không may là vị vua rắn đầu tiên băng hà trước khi hoàn thành tham vọng mở rộng vương quốc, xây dựng đế chế hùng mạnh. Sau đó, vị vua rắn trẻ đã kế nghiệp vua cha.

Theo những chữ khắc trên hương án ở Caracol, vị vua trẻ được cho là đã kết thúc triều đại của Tikal vào ngày 29/4/562. Vào lúc đó, có thể thành phố Holmul đã di chuyển về phía tây.

Do vậy, người Holmul gần như đã phá hủy bức tranh tường mà nhà khảo cổ Estrada-Belli tìm thấy sau hơn 1.400 năm. Đây được cho là một dấu hiệu trung thành với vị vua mới, thời kỳ cai trị của vua rắn ở Tikal đã bắt đầu.

Mong muốn thống trị và xây dựng đế quốc Maya hùng mạnh, Vua Rắn đã tấn công và kết thúc giai đoạn thịnh trị của vương thành Tikal vào ngày 29/4/562.
Mong muốn thống trị và xây dựng đế quốc Maya hùng mạnh, Vua Rắn đã tấn công và kết thúc giai đoạn thịnh trị của vương thành Tikal vào ngày 29/4/562. Vương triều của Vua Rắn lên tới đỉnh cao của quyền lực. (Ảnh: Tomer Hanuka).

"Giấc mơ" vương quốc Rắn hùng mạnh

Trong 30 năm tiếp sau đó, lịch sử Maya có chút mờ nhạt. Nhờ các nhà khảo cổ học người Mexico Enrique Nalda và Sandra Balanzario, mà chúng ta ngày nay mới biết rằng vị vua rắn trẻ đã băng hà chỉ 10 năm sau khi hoàn thành sự nghiệp xây dựng đế quốc Maya hùng mạnh.

Khi mất nhà vua ở độ tuổi 30.

Theo đó, vào năm 2004, hai nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ ở trong một kim tự tháp ở Dzibanché.

Mặt nạ ngọc bích trong một hầm mộ của người Maya cổ đại.
Mặt nạ ngọc bích trong một hầm mộ của người Maya cổ đại. (Ảnh: HeritageDaily).

Họ ngạc nhiên khi phát hiện một cây kim bằng xương được dùng cho các nghi lễ máu, nằm xen lẫn các mặt nạ ngọc bích, ngọc trai và hắc diện thạch ở bên dưới lớp bụi chu sa dày.

Những dấu tích chữ viết được khắc dọc theo một bên của cây kim, viết rằng: "Đây là máu dâng cho vị vua rắn này".

Trong 8 vị vua rắn từng cai trị tại Tikal (giai đoạn gián đoạn của thành phố này trong lịch sử), vị vua trẻ tuổi này là một trong hai người có hài cốt được tìm thấy cho đến ngày nay.

Sau đó, vương quốc của các vua rắn dời đô về phía Tây, nơi có thành phố Palenque. Đô thành này có nhiều kim tự tháp và các vọng gác nằm ở chân các dãy núi dẫn đến Vịnh Mexco và vùng cao nguyên.

Palenque là nơi có nhiều nước nhờ vào sự dồi dào của những con sông và thác nước, thậm chí ở đây còn có thể tồn tại nhà vệ sinh sử dụng nước.

Dù không phải là một đô thành lớn, với dân số chỉ khoảng 10.000 người, nhưng Palenque lại là biểu tượng của nền văn minh Maya và là cửa ngõ cho các hoạt động thương mại, buôn bán với phương Tây.

Những năm đó, đế quốc Maya được cai trị bởi một vị vua rắn mới. Vị quân vương này cũng tiến hành nhiều chính sách chính trị nhằm gia tăng và củng cố quyền lực, bằng cách lôi kéo và ủy thác cho các liên minh của mình.

Sự xung đột và tranh giành quyền lực, sức ảnh hưởng của vua rắn là không thế tránh khỏi. Và cuộc tấn công vào Palenque là một phần của kế hoạch lớn hơn. Trong khi đó, những vua rắn tham vọng muốn tạo ra một đế chế của riêng họ.

Tàn tích kim tự tháp gắn với triều đại của các vị Vua Rắn ở Maya.
Tàn tích kim tự tháp gắn với triều đại của các vị Vua Rắn ở Maya. (Ảnh: Intenet).

Ý tưởng về việc xây dựng đế chế hùng mạnh của vua rắn đã gây tranh cãi giữa các nhà khảo cổ học. Tuy nhiên, không khó để nhận ra mô hình vương quốc của vua rắn mở rộng.

Họ làm đồng minh với các đô thành lớn nhất ở phía đông, chinh phục những người ở phía nam và giao dịch, buôn bán với nhiều người ở phía bắc. Có lẽ vì vậy là đô thành Palenque được mô tả là một góc của thế giới Maya về phía tây.

Xuất hiện vị Vua Rắn "kiệt xuất"

Tuy nhiên, vào năm 635, các vua rắn đã dựng ra một công trình và cho rằng mình là chủ nhân của thành phố đó. Một năm sau đó, một vị vua Maya vĩ đại nhất đã xuất hiện và lên ngôi báu. Ông vua "xuất sắc" trong lịch sử Maya có tên là Yuknoon Cheen II.

Là vị vua xuất chúng, Yuknoon Cheen II đã sử dụng tài năng ngoại giao tài ba để gia tăng vây cánh liên minh, chống lại hành vi hối lộ, đồng thời cũng tiếp tục củng cố vương vị trong vùng đất thấp của người Maya.

Đây có lẽ là cách trị nước không giống với bất kỳ vị vua Maya nào trước và sau đó.

Nhờ tài năng vượt trội, Yuknoon Cheen II đã nắm vững vương quyền của mình trong suốt 50 năm. Người ta cho rằng cách tốt nhất để tìm hiểu về một đế chế thường là nhìn vào thành phố "liên minh" của họ.

Điều thú vị là ở triều đại này, có một thành phố nhỏ thể hiện rõ nhất sự cai trị của vua rắn, đó là Saknikte.

Hình ảnh một bức phù điêu ở La Corona, Guatemala, từng thuộc về thành phố cổ Saknikte.
Hình ảnh một bức phù điêu ở La Corona, Guatemala, từng thuộc về thành phố cổ Saknikte. Chữ tượng hình trên bức phù điêu tiết lộ niên đại của nó là ngày 11/2/635.

Các nhà khảo cổ học từng khám phá nơi đây ít nhất 2 lần. Điều ngạc nhiên là trên di tích còn lưu giữ nhiều hình tượng về con rắn cười, một số đoạn văn bản,... Các chuyên gia đã đặt yên cho nơi đây là "Di chỉ Q"

Từ đó, "Di chỉ Q" đã trở thành niềm mơ ước khám phá đối với các nhà khảo cổ học như Marcello Canuto. Vào một buổi chiều nóng bức tháng 4/2005, nhà khảo cổ Canuto cùng với các nhà nghiên cứu lập bản đồ cho một địa điểm có tên là "La Corona" ở trong rừng Petén.

Canuto khi đó đi tới một cái rãnh mà trước kia bọn trộm cổ vật cắt ra khi chúng xâm nhập vào bên trong kim tự tháp. Nhưng bất ngờ ông nhìn thấy một cái lỗ hổng có kích cỡ bằng chiếc ví, được chạm khắc trên bức tường.

Nhà khảo cổ Canuto chia sẻ: "Tôi có thể thấy các nét chữ viết nguệch ngoạc trên đá. Thật bất ngờ! Tôi đã nhìn thấy thứ mà mình mơ ước bấy lâu nay.

Sau khi chăm chú nhìn lại lần nữa, tôi nhận thấy thứ tôi phát hiện còn hơn cả những nét chữ nguệch ngoạc, đó là một dòng văn tự.

Dưới những lớp bụi bẩn và tấm thảm thực vật leo bám xung quanh, là những dòng chữ được chạm khắc tinh tế nhất mà tôi từng thấy ở đây. Ngay sau đó, chúng tôi biết rằng đây là di chỉ Q".

"Chiến binh tối cao – Vua của các vị vua"

Thành phố nhỏ Saknikte dường như từng có một vị thế đặc biệt trong vương quốc rắn của người Maya.

Các hoàng tử của đô thành này đã đến Calakmal để học tập, và ba người trong số họ đã kết hôn với các công chúa của vua rắn. Không giống như thành phố "chiến tranh" Waka ở phía nam, Saknikte không tham chiến nhiều trận đánh.

Trong ảnh là tượng vua Yuknoom Cheen II (bên trái) và con gái của ông (bên phải).
Những bức tượng gốm nhỏ mô tả một nghi lễ thần thoại ở thế giới bên kia trong một ngôi mộ hoàng gia, có niên đại vào khoảng năm 656. Trong ảnh là tượng vua Yuknoom Cheen II (bên trái) và con gái của ông (bên phải).

Theo một số thông tin mà nhóm khảo cổ của Canuto tìm được thì vị vua rắn Yuknoom Cheen II đã từng đến Saknikte trước khi kinh đô của Maya được chuyển tới Calakmul.

Những bức họa cho thấy cảnh tượng vua Yuknoom Cheen II đang ngồi thư giãn, liếc nhìn sang vị vua của Saknikte.

Saknikte không phải là nơi duy nhất mà ông vua rắn này đang xây dựng ảnh hưởng. Tên tuổi của vua Yuknoon Cheen II liên tục xuất hiện trong đế quốc Maya.

Ông đã kết hôn với con gái của vị tiểu vương của thành Waka, người sau này trở thành một nữ hoàng chiến binh dũng cảm và uy quyền.

Yuknoon cũng thiết lập một tuyến thương mại mới ở phía tây cho vương quốc của mình và liên kết các đồng minh khác nhau. Qua quá trình tìm hiểu, các nhà khoa học đã nhận thấy một sự kỳ quặc của những thành phố chư hầu này.

Cụ thể, hình như một số thành phố đồng minh này không có biểu tượng của riêng mình và các vị vua của họ đã không sử dụng tên hiệu khi họ rơi vào tầm kiểm soát của Vua Rắn.

Trong khi đó, các vị vua rắn ở đô thành Calakmul lại lấy một tên hiệu "đáng sợ": Chiến binh tối cao – Vua của các vị vua.

Tomás Barrientos, nhà khảo cổ học người Guatemala, cho biết: "Tôi nghĩ họ đã thay đổi cách thức về chính trị. Cá nhân tôi coi đó là một bước đột phá trong lịch sử Maya".

(còn tiếp)...

Cập nhật: 16/05/2018 Theo helino
  • 4,52
  • 2.710