Thành công của thiết bị của Trung Quốc cho thấy tiềm năng khai thác dữ liệu lớn nơi các công ty tư nhân.
Vệ tinh Yangwang-1 của Origin Space Technology.
Ngày 11/6/2021, Trung Quốc phóng tổng cộng 4 thiết bị từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Taiyuan đặt tại miền Bắc tỉnh Thiểm Tây. Trong số đó có Yangwang-1, một vệ tinh thiên văn trang bị camera cực tím và cảm biến ánh sáng CMOS, được phát triển bởi Origin Space Technology.
Ngoài nhiệm vụ phát hiện thiên thạch bay gần Trái đất, Yangwang-1 còn có thể quan sát các hiện tượng xuất hiện trong bầu khí quyển Trái đất như cực quang và theo dõi bầu trời đêm. Cuối tuần qua, Origin Space Technology tuyên bố một thành tựu đột phá khác của Yangwang-1.
Thiết bị của Trung Quốc đã trở thành vệ tinh thương mại đầu tiên trên thế giới khảo sát thành công toàn bộ bầu trời Trái đất bằng công nghệ quang học. Thành tựu này cùng lúc cho thấy tiềm năng của các công ty công nghệ tư nhân lớn như thế nào. Những nhà thiên văn học tương lai sẽ có thể tham khảo thêm nhiều nguồn dữ liệu khác, bên cạnh các dự án lớn của các tổ chức hàng không vũ trụ có tiếng như NASA (Mỹ) hay ESA (Châu Âu).
Trong tương lai gần, Origin Space sẽ xây dựng một dàn vệ tinh, trong đó là một loạt các kính viễn vọng không gian với nhiều những dải tần, giúp đa dạng hóa dữ liệu thu về. Dự kiến, hệ thống 10 vệ tinh đầu tiên sẽ được hoàn thiện trong năm 2023.
Vệ tinh thương mại Trung Quốc khảo sát thành công bầu trời Trái đất.
Chưa dừng lại tại đó, Origin Space Technolog còn có dự định khai thác tài nguyên trên thiên thạch, sử dụng chúng cho mục đích công nghiệm. Theo lịch trình do công ty đưa ra, họ sẽ tiến hành sứ mệnh NEO-X vào năm 2025, đặt mục tiêu bắt thành công một thiên thể bay gần Trái đất bằng một tấm lưới công nghệ cao.