Ngoài cùng của hệ Mặt trời là một vùng bảo vệ chúng ta, giống như tấm khiên chống lại bức xạ nguy hiểm của vũ trụ. Cho đến nay người ta gần như không biết gì về nó. Giờ đây một vệ tinh Mỹ sẽ khai phá vùng vũ trụ này.
Tại ranh giới Hệ Mặt trời của chúng ta có rất nhiều xáo động. Gió Mặt trời (một luồng hạt mang điện tích cực nhanh phát ra từ Mặt trời) thổi đến gặp phải vùng này bị hãm lại đột ngột trong vùng có tên gọi Termination Shock, nơi có nhiệt độ gần 200.000°C và sóng sốc xuyên qua plasma nóng bỏng.
|
Termination Shock, nơi Gió Mặt Trời, một luồng hạt tích điện, găp gỡ khí vũ trụ. Ảnh: UC Berkeley / Linghua Wang. |
Đây một vùng không gian bảo vệ giống như hình quả bóng và bao trùm lấy Hệ Mặt Trời của chúng ta. Một phần lớn bức xạ vũ trụ nguy hiểm bị chặn lại trong vùng này. Tuy nhiên, con người chỉ biết rất ít về nó, tuy rằng tàu thám thính "Voyager 1" đã chạm đến Termination Shock trước đây gần 4 năm, rồi tiếp đó là anh em sinh đôi "Voyager 2" đã xuyên qua ranh giới đầy xáo động này cả 5 lần.
Cả hai lần đo đạc chỉ là từng điểm một.
"Chúng ta có được kết quả đo đạc chi tiết tại 2 vị trí nhất định, nhưng nhật quyển và các vùng ranh giới của nó thay đổi theo thời gian và không gian rất nhiều", ông Eberhard Möbius nói. Vì thế mà nhà vật lý học đang cùng với đồng nghiệp phát triển một tàu thám thính mới có nhiệm vụ vẽ lại bức tranh toàn cảnh ở vùng ven của hệ Mặt trời.
Để làm việc này, vệ tinh nặng 41kg có tên Ibex (Interstellar Boundary Explorer) không cần phải bay qua khỏi Diêm vương - một việc sẽ kéo dài nhiều năm. Nó thực hiện nhiệm vụ tại một vị trí tiện lợi: Bay vòng quanh Trái đất.
Ibex sẽ quan tâm đến việc quan sát bầu trời trong thời gian đang bay ngoài từ trường của Trái đất, đo đạc ở vị trí đó không bị sai lệch. Dự tính trong vòng nửa năm, tài sẽ hoàn tất bức ảnh toàn vẹn đầu tiên. Vệ tinh sẽ khởi hành trong tháng 10 từ quần đảo Marshall giữa Thái Bình Dương.