Lịch sử thế giới cổ đại có khả năng lật nhào?

  •  
  • 4.382

Các nhà khảo cổ Irkutsk (LB Nga) đang đứng trước ngưỡng cửa của một phát hiện mang tầm cỡ thế giới. Trong khi khai quật một địa điểm gần chiếc cầu đang xây dựng bắc qua sông Angara, họ đã phát hiện đồ tạo tác của người tiền sử, có khả năng làm thay đổi các giả thuyết về Siberia. 

Sơ đồ mô tả địa điểm khai quật.

Một cái chày vừa được tìm thấy hoàn toàn có thể lật nhào các giả thuyết về Lịch sử thế giới. 

Đó là một công cụ cổ xưa được tạo tác bởi người tiền sử có niên đại xấp xỉ 8.000 năm tuổi. Các nhà khoa học cho rằng nó được người xưa dùng để đập nhỏ xương làm thức ăn cho gia súc, làm mềm sợi để đan thành lưới đánh cá. Lại có giả thuyết cho rằng người tiền sử đã dùng chày để giã ngũ cốc.

Nếu sự kiện này được khẳng định thì có nghĩa là các nhà khoa học Irkutsk đã thực hiện được một phát hiện tầm cỡ thế giới.

Mikhail Turov, nhà khảo cổ học nói: "Cho tới nay, chưa có bất cứ một dẫn chứng lịch sử và khảo cổ nào chỉ ra rằng vào thời xa xưa đến như vậy mà đã tồn tại một nền nông nghiệp ở vùng Pribaikal. Trung tâm nông nghiệp cổ nhất vẫn đượi coi là ở vùng núi, với Trung Đông và Kavkaz” .


Điều đáng lưu ý không chỉ ở loại công cụ cổ xưa này mà còn ở chính đất đai ở nơi đây. Phân tích lát cắt địa chất cho thấy rõ ràng rằng nhiều nghìn năm trước Irkutsk là một vùng thảo nguyên. Khi đó nơi đây còn mọc cả những cây sồi, chứng tỏ khí hậu lúc này khá nóng. Sau đó mới là kỷ Băng hà.

Nicolai Saveliev, nhà khảo cổ nói: "Đất nứt ra khỏi băng. Người Siberia cổ đã sống sót trên mảnh đất ấy”.

Xương những con tê giác có lông là những di tích cổ nhất, có niên đại từ 40.000 đến 100.000 năm. Chúng từng là loài vật phổ biến nhất tại vùng Pribaikal. Tầm vóc chúng khá nhỏ nhưng lại rất nguy hiểm.

Nhiều nghìn năm trước vùng đất này có khí hậu khá ấm áp.

Hiện nay các nhà khoa học Irkutsk đang tích cực hợp tác với các chuyên gia Nhật Bản, những người rất chú ý đến phát hiện này và đang thực hiện việc khôi phục lại quần thể các động vật thời cổ đại dựa trên phân tích ADN.

Theo các nhà khảo cổ học Nga, khó khăn hiện nay là dân địa phương ngăn cản hoạt động của họ. Khu dân cư đã có quyết định phải di dời, nhưng người địa phương không cho các nhà khảo cổ đào bới nhà cửa, vườn tược của họ.

Nguồn: Rian.ru

Theo VietNamNet
  • 4.382