Chim ăn mật nhiếp chính đông Úc là một trong những loài chim quý hiếm nhất thế giới, nhưng các chuyên gia lo ngại rằng nó có thể sớm bị tuyệt chủng vì đã quên cách hót.
Hàng trăm con chim nhiếp chính đông Úc từng có thể được phát hiện thường xuyên trên khắp miền đông nam nước Úc, nhưng ngày nay loài này đang ở mức cực kỳ nguy cấp, chỉ còn 300 con được cho là còn tồn tại trên toàn thế giới.
Loài chim này chỉ còn 300 con được cho là còn tồn tại trên toàn thế giới.
Chúng cũng được biết đến với sự phức tạp trong các kiểu hót tìm kiếm giao phối đặc biệt, nhưng khi số lượng bắt đầu giảm dần, các nhà điểu học bắt đầu nhận thấy sự phức tạp này cũng giảm dần đến mức những con chim nhiếp chính đực thậm chí không còn kêu giống loài của chúng nữa.
Hiện tại, có rất nhiều bằng chứng cho thấy những con chim nhiếp chính đã quên cách hót của chính mình, điều này có thể khiến toàn bộ loài này tuyệt chủng.
Tại một số thời điểm, các nhà điểu học ở Úc nhận thấy rằng những con chim nhiếp chính đực thậm chí còn bắt chước tiếng hót của các loài chim khác như chim họa mi, chim currawongs và cuckooshrike (họ phường chèo), nhưng họ không đưa ra lời giải thích tại sao điều đó lại xảy ra.
Một số chuyên gia tin rằng việc bắt chước này được coi là một chiến lược có chủ ý để tránh bị tấn công bởi những con chim lớn hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy dường như nó hoàn toàn ngược lại.
Tiến sĩ Ross Crates, nhà sinh thái học, tác giả của nghiên cứu cho biết: "Những con chim tội nghiệp không có cơ hội để học những gì chúng nên hót".
Những con chim nhiếp chính còn non học các kiểu hót của chúng từ các thành viên trưởng thành trong loài của mình, giống như con người học nói, nhưng vì chúng lan truyền rất mỏng trong môi trường sống, nhiều con đực không nghe được đúng kiểu hót, vì vậy chúng bắt đầu sử dụng giai điệu của các loài chim khác. Vấn đề là đây chính là không phải những kiểu hót mà chim nhiếp chính cái muốn nghe, vì vậy cơ hội tìm được bạn đời của chúng rất mong manh.
Vì đồng loại còn lại rất ít, chúng không thể nghe thấy các loài chim khác cùng loài trong tự nhiên.
Chim nhiếp chính non học các kiểu hót khi chúng rời tổ, bằng cách lắng nghe những con trưởng thành khác và bắt chước chúng. Nhưng bởi vì đồng loại còn lại rất ít, chúng không thể nghe thấy các loài chim khác cùng loài trong tự nhiên
"Chúng rất hiếm và diện tích sinh sống có thể gấp 10 lần diện tích của Vương quốc Anh nên khả năng tìm kiếm để học hót là cực khó với chim nhiếp chính", tiến sĩ Crates nói.
Crates và nhóm của ông đặt ra mục tiêu không phải để điều tra các kiểu hót của loài chim nhiếp chính, mà để là tìm các mẫu vật trong tự nhiên, điều này chứng tỏ một thách thức lớn. Nhưng chính trong quá trình tìm kiếm, họ đã tìm thấy những con chim nhiếp chính lại có kiểu hót giống… loài chim khác.
Tiến sĩ Sue Anne Zollinger, một chuyên gia về giao tiếp động vật từ Đại học Manchester Metropolitan, cho biết: "Nghiên cứu này cho thấy sự suy giảm dân số và phân mảnh môi trường sống có thể gây tổn hại như thế nào đối với quá trình quan trọng này trong cuộc sống của chim biết hót".