Loạn luân từng xảy ra "như cơm bữa" thời cổ đại?

  •   3,519
  • 50.707

Những mẫu hóa thạch có niên đại 100.000 năm được tìm thấy tại Hứa Gia Dao, miền bắc Trung Quốc cho thấy chuyện loạn luân thời xưa dường như rất hay xảy ra.

Mẫu hóa thạch Hứa Gia Dao 11 đã cho thấy có rất nhiều lỗ thủng trên đỉnh xương sọ. Hiện tượng này có liên quan đến sự biến đổi gene hiếm gặp ALX4 trên nhiễm sắc thể 11 và MSX2 trên nhiễm sắc thể số 5, xảy ra khi quan hệ cận huyết.

Những biến đổi gene đặc trưng này có liên quan đến sự hình thành xương, khiến các lỗ nhỏ trên đầu của các em bé được lấp đầy sau 5 tháng sau sinh. Tỉ lệ biến dị dạng này ở thời hiện đại là khá hiếm, khoảng 1/25.000 trường hợp.

Chính việc quan hệ loạn luân đã khiến những lỗ hổng trên hộp sọ không được lấp đầy.
Chính việc quan hệ loạn luân đã khiến những lỗ hổng trên hộp sọ không được lấp đầy.

“Sự hiện diện của người Hứa Gia Dao và những khiếm khuyết của người Pleistocene cho thấy tình trạng loạn luân đã diễn ra với mức độ thường xuyên và số lượng dân trong vùng có những xáo trộn đáng kể” - Giáo sư Erik Trinkaus, giáo sư ngành Nhân chủng học khoa Nghệ thuật và Khoa học thuộc trường đại học Washington, St Louis, đồng tác giả của chương trình nghiên cứu này cho biết.

Mặc dù những biến dị gene này thỉnh thoảng có liên quan đến những thiếu sót về nhận thức, nhưng bộ xương hóa thạch Hứa Gia Dao 11 cho thấy những thiếu sót đó không thực sự ảnh hưởng.

Những biến đổi gene thường thấy trên hộp sọ của người Pleistocene, từ thời Thế Canh Tân tới thời kỳ đồ đá cũ.

Theo Kien Thuc
  • 3,519
  • 50.707