Mặt trời đang biến hình, co bóp liên tục mà khoa học chưa thể hiểu tại sao

  •  
  • 3.243

Theo một chu kỳ nhất định, Mặt trời sẽ phình ra vài ngàn mét, rồi lại co lại. Điều đó có ý nghĩa gì chứ?

Mặt trời của chúng ta - khối cầu lửa nóng tới hàng triệu độ - chỉ là một ngôi sao tầm trung. Nhưng dù vậy, đó vẫn là một trong những thực thể tuyệt vời và đáng sợ nhất. Giống như một lò phản ứng hạt nhân khổng lồ, Mặt trời tạo ra những cơn bão lửa, phóng đi những luồng plasma vào màn đêm bí ẩn của vũ trụ.

Nhưng khối cầu lửa ấy đang biến hình, bạn có tin được không? Đó là kết luận mới nhất do các chuyên gia thiên văn đưa ra.

Mặt trời đang biến hình.
Mặt trời đang biến hình.

Cụ thể thì theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Astrophysical, Mặt trời sẽ phình ra và co lại theo chu kỳ 11 năm/lần, mỗi lần vài kilomet. Để so sánh thì nó cũng giống như việc "ông trời" đang... hít vào và thở ra vậy, chỉ là với tốc độ chậm vô cùng thôi.

Dĩ nhiên, quá trình biến hình này rất khó nhận biết, vì vài kilomet mà so với "quả" bán kính khổng lồ của Mặt trời thì chỉ ngang với 0,00029% kích cỡ thôi. Nhưng nếu như vậy thì làm cách nào người ta xác định được nó chứ?

Các chuyên gia từ Viện công nghệ New Jersey (Mỹ) và ĐH Cote d’Azur (Pháp) đã phối họp và có được kết luận này. Họ đã tìm cách đo lường dòng chảy plasma phóng đi từ Mặt trời rồi phản xạ lại bề mặt của ngôi sao này.

Để dễ hình dung, hãy tưởng tượng đến một cây kèn saxophone. Khi bạn chơi một nốt, âm thanh sẽ phát ra. Nếu ống kèn đột nhiên phình ra, cao độ của âm sẽ trầm xuống. Còn bóp nó lại, cao độ sẽ đẩy lên.

Mặt trời thực chất cũng gần tương tự như vậy. Khi đo lường dòng chảy plasma, tần số của sóng thu được như thế nào sẽ quyết định kích cỡ của Mặt trời, thậm chí là ở mức độ chính xác rất cao. Và sau 21 năm quan sát bằng 2 vệ tinh của NASA, các chuyên gia đã nhận ra một điều: Mặt trời có thể thay đổi kích cỡ theo chu kỳ.

Mặt trời có thể thay đổi kích cỡ theo chu kỳ.
Mặt trời có thể thay đổi kích cỡ theo chu kỳ.

Nguyên nhân chính xác của sự biến hình này là chưa rõ. Nhưng theo các chuyên gia, dường như quá trình này cũng có liên quan đến cái gọi là "chu kỳ Mặt trời".

Mỗi 11 năm, Mặt trời sẽ chuyển từ một khối cầu lửa hoạt động dữ dội với vô số điểm đen và từ trường tỏa ra, sang một anh chàng nền tính hơn.

Khi hoạt động mạnh nhất, Mặt trời sẽ co lại một chút. Còn khi hoạt động tối thiểu, nó sẽ nở ra. Và ở thời điểm này, các điểm đen gần như không xuất hiện, nghĩa là bão từ trường cũng ít hơn.

Dĩ nhiên đó chỉ là giả thuyết thôi, còn lý do thực sự thì vẫn chưa được xác nhận. Chỉ biết rằng Mặt trời có to lên vài kilomet cũng không ảnh hưởng gì đến khí hậu của Trái đất, nên đừng lo.

Cập nhật: 27/07/2018 Theo helino
  • 3.243