Nghề làm võ sĩ giác đấu thời La Mã

  •  
  • 2.372

Giác đấu thời đế chế La Mã là một trò tiêu khiển vô nhân đạo, rất xa lạ với xã hội hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế giác đấu còn là môn thể thao mang tính chuyên nghiệp cao giống như môn bóng đá ngày nay. Từ khởi thuỷ, giác đấu được nhiều dân tộc ở miền Nam nước Ý tổ chứa trong tang lễ tôn giáo.

Một cảnh trong phim Giác đấu mô tả lại cảnh võ sĩ đấu với cọp tại Colisée.

Giữa thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, giác đấu du nhập vào thành Rome và mất dần tính chât thiêng liêng để trở thành môn chơi thế tục. Bên cạnh các trận giác đấu giữa các võ sĩ, còn có loại hình giác đấu giữa người với thú hoặc thú dữ đấu với nhau.
Hôm trước ngày tổ chức giác đấu, mọi người tham gia ăn uống do người bảo trợ giác đấu ban tặng và có dịp bình luận về thể hình võ sĩ. Trước trận giác đấu, võ sĩ diễu hành trên đấu trường trong tiếng tù và thúc giục. Đi trước đoàn võ sĩ là các quan viên và cuối cùng là nhóm tử tù mang xiềng xích. . Sau đó, nhiều đôi võ sĩ cùng lúc giáp chiến trong tiếng hò la của đám đông để hâm nóng không khí. Trọng tài mặc áo trắng mang băng đỏ hoặc danh dương và kiểm tra xem võ sĩ đánh đúng luật hay không. Võ sĩ thua cuộc phải giơ tay lên hỏi ý kiến dân chúng và sẽ sống nếu đám đông chỉ ngón tay cái lên trời hoặc bị giết tại chỗ nếu đám đông chỉ ngón cái xuống đất.

Mặc dù giác đấu giữ vai trò quan trọng trong xã hội La Mã nhưng phải đến năm 80, dưới thời hoàng đế Titus, thành Rome mới khánh thành đấu trường riêng cho giác đấu: đấu trường Colisée đủ sức chứa từ 50.000 – 80.000 người xem. Các nhà kiến trúc La Mã xây dựng đấu trường theo hình elip, được bao bọc bằng nhiều hàng ghế hình bậc thang.

Kiến trúc đấu trường Colisée được mô phỏng theo sáng kiến của Curion đưa ra năm 52: đó là hai hí trường tựa lưng nhau và có thể xoay lại ráp thành hình elip.

Đấu trường Colisée

Đấu trường Colisée được lấy theo biệt danh Colosse (Người khổng lồ) dành cho hoàng đế Néron với bực tượng của vua Néron dựng cạnh đấy. Chỗ ngồi trong đấu trường được chia thành nhiều khu vực tuỳ theo đẳng cắp xã hội. Khu “cuồng gà” là hành lang cao dành cho tiện dân ngồi hoặc đứng và có chỗ dành riêng cho phụ nữ. Các hàng ghế hình bậc thang phía dưới thấp hơn có chỗ ngồi dành cho các tổ chức phường hội như thương nhân, thầy giáo… 14 hàng ghế được dành riêng cho giới hiệp sĩ, một tầng lớp giàu có trong xã hội, thường được tuyển mộ hình thành đội kỵ binh trong quân đội.

Sát sân đấu là nơi dành cho các nghị viên lão, ghế của các vị này được làm bằng đá hoa có khắc tên lên trên chỗ ngồi và tên chỉ bị đục bỏ khi đã quá cố. Trong khu vực riêng của hoàng tộc, hoàng đế xem giác đấu cùng với họ hàng và khách mời nhưng tuyệt nhiên không có mặt phụ nữ trong khu vực này, kể cả hoàng hậu. Hoàng hậu sẽ ngồi phía bên kia sân khấu trong lô dành cho các quan nhấp chính.

Mặt sân đấu gồm nhiều thanh gỗ ghép lại có trải cát bên trên và sẽ được bơm đầy nước nếu có cảnh thuỷ chiến. Phía dưới sân đấu có bố trí nơi nhốt thú gồm hai tầng với nhiều lối đi hẹp. Người dạy thú dẫn thú vào từng chuồng riêng ở tầng dưới. Sau đó, chuồng được kéo bằng tời lên tầng trên, từđó thú sẽ đi ra sân đấu. Để che nắng cho người xem, các nhà kiến trúc thời xưa đã chế tạo một hệ thống tời và dây kéo tấm vải che màu sáng phía trên mái đấu trường. 73 giữa tấm vải che là vòng tròn thắt bằng dây để cho ánh sáng đi qua.

Võ sĩ giác đấu bao gồm nhiều loại: võ sĩ mũ cá đóng vai cá và dội mũ hình cá chiến đấu với võ sĩ chụp lưới giả dạng ngư dân cầm lưới săn đuổi cá hoặc chiến đấu với võ sĩ mang dây thòng lọng thay lưới đánh cá; võ sĩ chiến xa gồm hai người đứng tựa lưng nhau: người đánh xa và người phóng lao; võ sĩ đánh khiến dội mũ mào lông cầm khiên và kiếm đánh với võ sĩ chụp lưới.

Theo Sài Gòn tiếp thị
  • 2.372