Do áo giáp chống đạn không phải là vật sử dụng hàng ngày đối với tất cả mọi người nên vẫn có rất nhiều quan niệm sai lầm về tính năng, công dụng của nó.
Áo giáp chống đạn do Việt Nam sản xuất.
Chắc hẳn nhiều người chúng ta đã từng nghe thấy từ bạn bè, fan hâm mộ phim hành động, hay thậm chí từ tin tức thời sự rằng: "một người mặc áo giáp chống đạn có thể an tâm trước làn đạn súng máy hạng nặng, và áo giáp có thể được mặc dễ dàng như mặc một chiếc áo khoác vậy. Hay những người hoài nghi lại nói: áo giáp chống đạn cùng lắm cũng chỉ có thể bảo vệ được khỏi đạn súng ngắn hạng nhẹ, và dù có áo giáp thì xương sườn vẫn sẽ bị gãy và làm tổn thương nội tạng, hơn nữa mặc áo giáp chống đạn thì cũng rất nặng nề".
Tấm ảnh nổi tiếng chụp cảnh thử áo giáp chống đạn tại Washington, D.C. tháng 9 năm 1923.
Ngày nay, áo giáp chống đạn đã trở thành vật dụng vô cùng phổ biến trong các lực lượng vũ trang, hoặc thậm chí trong sử dụng dân sự ở một số quốc gia. Vest chống đạn có thể mua được như bất kỳ vật dụng nào khác mà không gặp mấy khó khăn: đặt hàng với các nhà sản xuất, hoặc thậm chí đến mua trực tiếp tại các cửa hàng bán quân trang. Tuy nhiên, do áo giáp chống đạn không phải là vật sử dụng hàng ngày đối với tất cả mọi người nên vẫn có rất nhiều quan niệm sai lầm về tính năng, công dụng của nó.
Hãy cùng chúng tôi đi tìm sự thật về các quan niệm sai lầm phổ biến nhất về loại trang bị bảo hộ cá nhân cứu mạng - áo khoác chống đạn.
Đây có một nửa là sự thật. Giả sử có người đấm bạn trúng vào tấm thép trên áo giáp chống đạn thì quả thật người đó không may mắn. Tuy nhiên, nếu bạn mặc loại áo giáp mềm, ví dụ dệt từ sợi Kevlar, thì trong trường hợp này nó chỉ giống như một chiếc áo dày, giúp làm giảm lực tác động nhưng sẽ không thể hấp thụ hoàn toàn lực của cú đánh, và bạn vẫn sẽ bị thương nặng nếu người đấm là Chuck Norris hay Lý Tiểu Long.
Trên thực tế các sợi aramid có trong áo giáp chống đạn không bắt lửa, chịu được nhiệt độ cao và có tính dẫn nhiệt kém (sợi aramid thường được dùng để làm quần áo chống cháy của lính cứu hỏa). Tuy nhiên, các túi và lớp vỏ bên ngoài của áo giáp lại thường được làm từ vật liệu dễ cháy, ví dụ, nylon. Ngoài ra một số loại giáp có tấm bảo vệ bằng polyethylene cũng là loại nhựa bắt cháy được, và do đó chiếc áo vest chống đạn vẫn có thể bị cháy như thường.
Đây thực sự là một quan niệm sai lầm rất nguy hiểm. Loại áo giáp mềm từ sợi tổng hợp không thể chống lại các vũ khí sắc nhọn. Dao, kiếm, dùi, thậm chí là một cây kim lớn cũng dễ dàng xuyên qua vài chục lớp vải aramid. Chỉ có loại áo giáp sử dụng tấm kim loại hoặc nhựa cứng lót bên trong mới có thể chống lại các vũ khí sắc nhọn.
Áo giáp sợi Kevlar cũng bị dao xuyên như xuyên giấy.
Thậm chí nếu cú đâm của vũ khí lạnh không làm rách áo giáp thì lực do nó tạo ra cũng vẫn có thể gây chấn thương nghiêm trọng, thậm chí là tử vong cho người mặc.
Hầu hết các nhà sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về hạn chế thương vong cho người sử dụng áo giáp chống đạn. Mỗi loại áo đều phải được chứng nhận tương ứng với từng loại đạn để đảm bảo rằng chấn thương khi gây ra khi trúng loại đạn đó không gây chết người. Một áo đạt chuẩn sẽ cho kết quả không trầm trọng hơn những vết bầm. Tuy nhiên, nếu trúng phải loại đạn vượt cỡ thì dù áo chống đạn có thể ngăn viên đạn đâm xuyên qua nhưng người mặc vẫn có thể bị trọng thương.
Chỉ có loại áo giáp sử dụng tấm kim loại hoặc nhựa cứng lót bên trong mới có thể chống lại các vũ khí sắc nhọn.
Điều này chỉ đúng với trường hợp viên đạn cỡ nhỏ đâm vào tấm giáp cứng. Ngay chỉ loại súng ngắn cỡ lớn và súng lục ổ quay, cũng đã gây ra cảm giác đau đáng kể chứ chưa nói gì tới các loại tiểu liên và súng trường.
Ngay cả trẻ em cũng có thể mặc áo giáp chống đạn.
Trong thời đại chúng ta thì quan niệm này không còn đúng nữa. Nhiều mẫu áo giáp chống đạn loại mới có trọng lượng nhẹ và cũng ít tạo ra bất tiện khi mặc, khiến bất kì ai cũng có thể sử dụng mà không cần có cơ thể cường tráng hay sức khỏe vượt trội.
Một bộ áo giáp đầy đủ cũng không hề nhẹ.
Ngay cả những chiếc áo giáp chống đạn loại tốt nhất vẫn còn thua xa quần áo thông thường về mặt thoải mái. Điều này cũng dễ hiểu vì áo giáp chống đạn phải đánh đổi độ thông thoáng và linh hoạt, mềm dẻo lấy khả năng cứu mạng chúng ta.
Mép áo giáp chống đạn là chỗ yếu nhất nhưng vẫn giữ được đạn.
Điều này cũng chỉ đúng một phần. Hiệu ứng này được gọi là là hiệu ứng cạnh mép và đặc biệt rõ rệt đối với áo giáp mềm. Độ chống đạn của áo giáp mềm bắt đầu giảm sút từ khoảng 5 cm quanh mép, vì thế các nhà sản xuất đều có những biện pháp để gia tăng độ bền vững ở những khu vực này.
Tạm kết bài chúng tôi muốn nhắn nhủ tới các bạn rằng: cho dù trước nay bạn có hiểu lầm thế nào về áo giáp chống đạn đi chăng nữa thì cũng không phải là vấn đề gì to tát. Chúng ta nên cảm thấy may mắn vì chưa phải làm quen với áo giáp chống đạn thực sự trong thực tế, và càng không phải mặc nó lên người để chống chọi với làn đạn trong chiến đấu.