Các nhà thiên văn học hôm qua cho biết họ vừa ghi nhận được bằng chứng về hai Hệ mặt trời rất lớn - những ngôi sao khổng lồ được bao quanh bởi các đĩa bụi lớn trong hình thành hành tinh.
|
Hình ảnh minh họa so sánh kích thước của một ngôi sao khổng lồ và đĩa bụi bao quanh nó so với Hệ mặt trời. (Ảnh: NASA) |
Các đĩa mây bụi này bao quanh các ngôi sao được cho là dấu hiệu hình thành các hệ thống các hành tinh trong tương lai.
Mặt trời của chúng ta được bao quanh bởi vành đai Kuiper, một đĩa bao gồm bụi, các sao chổi và các vật thể khác.
Các nhà thiên văn học cho biết phát hiện mới nhất này là "đáng ngạc nhiên" do những ngôi sao lớn như thế được cho là không tồn tại trong việc hình thành các hành tinh.
“
Các dữ liệu của chúng tôi cho thấy quá trình hình thành hành tinh có thể khó khăn hơn người ta vẫn nghĩ, xảy ra xung quanh thậm chí cả các ngôi sao lớn nhất”, Joel Kastner thuộc Viện nghiên cứu Rochester cho biết.
Những ngôi sao mới này được cho là lớn hơn 30-70 lần so với mặt trời. Do kích cỡ chúng như thế, các nhà khoa học cho rằng các đĩa bụi bao quanh chúng cũng sẽ lớn hơn vành đai Kuiper, và có thể lớn hơn đến 10 lần.
Những ngôi sao mới này được phát hiện nhờ kính viễn vọng Spitzer của NASA nhân một đợt khảo sát 60 ngôi sao sáng.
Hồi tháng 11 năm ngoái, một nhóm các nhà khoa học khác cũng phát hiện cái mà họ tin là một
Hệ mặt trời thu nhỏ. Nhóm này phát hiện một đám mây bụi bao quanh ngôi sao lùn nâu - một dạng ngôi sao đang tàn lụi, lớn hơn một hành tinh nhưng nhỏ hơn một ngôi sao thông thường.
TƯỜNG VY