Với tỷ lệ ly dị vào khoảng 50% và rất nhiều người kết hôn hơn một lần, đôi khi chúng ta cảm thấy rằng con người không tìm ra được mối quan hệ bền lâu cho mình.
Mô hình chung là ban đầu chúng ta yêu ai đó từ đầu đến chân, người nóng bừng lên, đam mê điên cuồng. Hiện tượng này kéo dài một thời gian trước khi màn sương tan đi và hình ảnh thực sự về bạn đời hiện ra. Thường thì sự thật chỉ làm chúng ta sốc sau hôn nhân khi mà có một con người thực sự, cả đẹp lẫn xấu, thức dậy ngay bên chúng ta với chiếc nhẫn cưới đeo trên tay.
Kiểm nghiệm thực tế để rồi dẫn đến những ảo mộng tan vỡ chính là con đường kết liễu một cuộc hôn nhân chỉ vừa chớm nở.
Trong một nghiên cứu công bố trên số ra tháng 7 tờ Psychological Science, nhà tâm lý học Daniel Molden thuộc đại học Northwestern cùng các cộng sự đã tìm hiểu về những khác biệt có thể trong cách nhìn về nhau của các cặp đôi còn đang hẹn hò và của những cặp vợ chồng. Họ đã đề nghị 92 cặp tình nhân và 77 cặp vợ chồng trả lời các câu hỏi về mức độ hài lòng đối với mối quan hệ của mình. Kết quả thu được không hề đáng ngạc nhiên: hôn nhân đã làm thay đổi mọi thứ.
Tất cả mọi người, dù đã lập gia đình hoặc chưa, đều nghĩ rằng người bạn đời tốt nhất phải là người luôn làm họ vui và mang lại những điều tốt nhất cho họ. Nhưng mối quan hệ kiểu như thế này chỉ có thể biến thành hôn nhân hạnh phúc thực sự khi người bạn đời chấp nhận những cam kết và duy trì đều đặn nghĩa vụ trong cuộc sống tình nhân.
Điều ngạc nhiên ở đây không phải là sự thay đổi trung tâm từ “tôi” sang “chúng ta”, bất cứ ai từng trải qua những thời điểm thẹn thùng đầu tiên của tình yêu đến khi đã quá quen thuộc đều có thể nhận ra điều này. Điều thực sự nổi bật đó là sự thỏa mãn đối với một mối quan hệ dựa trên quan niệm nhiều hơn là hành động thực tế, trong đó có sự tồn tại của tình yêu và cả cuộc sống với một người mình đã rất quen thuộc và gần gũi.
Một nghiên cứu mới phát hiện rằng sự hài lòng với một mối quan hệ dựa trên nhận thức chứ không phải thực tại. Nếu chúng ta nhận thức rằng bạn đời của mình luôn ủng hộ mục tiêu mà chúng ta đặt ra thì khi đó chúng ta sẽ có hạnh phúc, ngay cả khi chúng ta tự lừa dối mình một chút để có được nhận thức đó. (Ảnh: Dreamstime) |
Trong nghiên cứu của Molden, các tác giả tập trung vào quan niệm của các đối tượng về bạn đời hay người yêu của họ chứ không phải tình hình thực tế của mối quan hệ. Nếu chúng ta coi buổi hẹn họ là nhằm thúc đẩy mục tiêu đặt ra, chúng ta sẽ thấy hạnh phúc. Nếu chúng ta nghĩ rằng bạn đời của mình rất tận tâm với gia đình, chúng ta sẽ thấy hạnh phúc hơn. Mặc dù các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra sự thay đổi trong trọng tâm của nhận thức là chỉ dấu cho một hôn nhân hạnh phúc hay buồn khổ, nhưng vấn đề thực sự đối với tình yêu đó là những vấn đề về việc hướng mọi suy nghĩ về bạn đời chứ không phải trọng tâm nhận thức.
Con người dường như có suy nghĩ rằng họ rất giỏi tìm hiểu về người khác. Nhưng suy nghĩ, cảm giác, nhu cầu và mục tiêu của chúng ta thường xuất hiện trước. Đôi khi điều này đồng nghĩa với việc tự đánh lừa mình chìm ngập trong suy nghĩ chúng ta là trung tâm trong suy nghĩ, cảm nhận, nhu cầu và mục tiêu của người khác; trong khi đó chính họ cũng đang bận tâm với những suy nghĩ của mình.
Nhưng liệu chúng ta có nên để bị làm cho vỡ mộng bởi chính ảo mộng của mình? Có lẽ là không. Hôn nhân hạnh phúc là cả hai người biết giữ gìn những suy nghĩ tốt về bạn đời, ngay cả vào những lúc cơm không lành canh chẳng ngọt. Điều này có ý nghĩa rất lớn. Hạnh phúc là một trạng thái của tâm hồn, ngay cả khi chúng ta không chịu chấp nhận rằng bạn đời của mình không được như những gì ta mong đợi thì sự phủ nhận đó chắc chắn sẽ làm cho hôn nhân trở nên hạnh phúc miễn là không có ai bị dội nước lạnh bởi chính sự thật phũ phàng.
Mặt khác, chắc chắn vẫn có những cặp đôi nhìn nhận chính xác con người đối diện với họ. Cũng có những lúc thực tế hoàn toàn phù hợp với nhận thức. Những cặp đôi may mắn như thế không cần phải viện đến sự phủ nhận trong nhận thức nhưng vẫn có được hạnh phúc lâu dài.