"Siêu trăng giun" là gì? Tại sao nó có cái tên kinh dị như thế? Và dù háo hức thì có một tin hơi buồn cho bạn đây.
Siêu trăng là cái tên ám chỉ việc trăng tròn khi đang có quỹ đạo ở gần với Trái đất hơn bình thường. Đây cũng là một hiện tượng thiên văn hết sức thú vị, bởi nó có vô số những cái tên nghe cực kỳ cool ngầu như siêu trăng sói, siêu trăng xanh, hay thậm chí là siêu trăng xanh máu như chúng ta từng được chứng kiến năm 2018.
Và ngay tối ngày 20/3 - tức hôm nay - người dân tại nhiều nơi trên thế giới sẽ được chứng kiến một hiện tượng siêu trăng khác. Có điều lần này nó đặc biệt hơn một tí, với tên gọi... siêu trăng giun.
Lần siêu trăng lần này được gọi là siêu trăng giun.
Hiện tượng siêu trăng có cái tên hơi đáng thất vọng này trên thực tế lại rất hiếm. Nó xảy ra trùng với thời kỳ "xuân phân" (spring equinox) - thời điểm xích đạo Trái đất đi qua trung tâm Mặt trời, khiến ngày và đêm tại xích đạo có độ dài bằng nhau. Đây cũng là lần đầu tiên sau 19 năm 2 hiện tượng này xảy ra cùng lúc.
Trăng giun?
Tương tự như trăng sói, trăng giun cũng có nguồn gốc từ các thổ dân Mỹ bản địa. Nếu như trăng sói ám chỉ trăng tròn đầu tiên của tháng 1, thời điểm sói thường tru lên trong đêm, thì "trăng giun" là nó xảy ra đúng thời điểm nền đất bắt đầu mềm dần để giun phát triển dễ dàng hơn.
Hiện tượng này còn có một số tên gọi khác như: trăng quạ (crow moon), trăng đường (sugar moon), trăng mùa chay (lenten moon), trăng dâu (strawberry moon)... nhưng cái tên "trăng giun" là phổ biến hơn cả.
...là nếu bạn ở Việt Nam, bạn sẽ không được chứng kiến nó đâu. Theo thông tin từ Space.com, thời điểm diễn ra "siêu trăng giun" sẽ rơi vào lúc 21h43 theo giờ phương Đông (Eastern Time), tức là... 8h43 phút sáng ngày 21/3 giờ Việt Nam.
Thật tiếc là lần siêu trăng này, Việt Nam không quan sát được. (Ảnh minh họa).
Dù vậy thì ngay tối nay, bạn vẫn có thể ngắm trăng tròn, thậm chí to là đằng khác. Chỉ là nó không thể gọi là "trăng giun", vì lúc đó xuân phân chưa diễn ra.