Sóng hấp dẫn cho thấy hai hố đen hợp nhất, rồi bắn đi với vận tốc 2,5 triệu km/h

  •  
  • 719

Từ hai trạm quan sát sóng hấp dẫn LIGO (Mỹ) và Virgo (Ý), các nhà khoa học phát hiện ra một loạt sóng bay tới khu vực Trái đất vào hôm 29/01/2020.

Trong quá trình quan sát sự kiện hợp nhất của hai hố đen, các nhà khoa học phát hiện ra điều đặc biệt của hố đen thành quả. Thiên thể này bắn vọt đi với tốc độ lên tới 698km/s, hay khoảng 2,5 triệu km/h; hố đen bay với tốc độ cao do nhận năng lượng bởi một “cú sút” có tốc lực tới 18 triệu km/h.

Hố đen bay đi với tốc độ cao có thể giúp ta mở khóa nhiều điều mới mẻ.
Hố đen bay đi với tốc độ cao có thể giúp ta mở khóa nhiều điều mới mẻ.

Khi hai hố đen va chạm, sóng hấp dẫn sẽ hình thành, làm xao động tấm nền không thời gian. Từ hai trạm quan sát sóng hấp dẫn LIGO (Mỹ) và Virgo (Ý), các nhà khoa học phát hiện ra một loạt sóng bay tới khu vực Trái đất vào hôm 29/01/2020.

Thứ sóng đặc biệt mô tả chi tiết cách hai hố đen hợp nhất, đồng thời cho thấy một hiệu ứng đặc biệt sản sinh khi hai hố đen va vào nhau. Khi chúng bay quanh nhau, tấm nền không gian chao đảo như một con quay đang hết động năng.

Theo lời nhà vật lý thiên văn Vijay Varma công tác tại Viện Vật lý Hấp dẫn Max Planck (Đức), có thể so sánh sự kiện hai hố đen hợp nhất với một khẩu súng giật nảy khi vừa xả đạn, và những làn sóng hấp dẫn kia chính là viên đạt làm rung động không gian. Sóng hấp dẫn bay về một hướng, hố đen hình thành sau sự kiện hợp nhất sẽ bay về hướng ngược lại.

Hố đen bay đi với tốc độ cao có thể giúp ta mở khóa nhiều điều mới mẻ. Hai đài quan sát LIGO và Virgo có khả năng phát hiện ra những sự kiện hợp nhất của những hố đen mang khối lượng sao, là thiên thể hình thành khi một ngôi sao nổ siêu tân tinh và sập thành hố đen.

Các nhà khoa học muốn xác định xem liệu hố đen trong một cụm có liên tục bắt cặp để tạo thành những hố đen khổng lồ. Nhưng có vẻ, khi hố đen thành phẩm bị bắn đi với tốc độ hàng triệu km/h, khả năng bắt cặp với hố đen cùng cụm thấp đi trông thấy.

Theo lời nhà vật lý thiên văn Manuela Capanelli, nhà khoa học tới từ Viện Công nghệ Rochester, người không tham gia nghiên cứu, một cú sút có tốc lực lớn đến thế không gây ngạc nhiên. Trước đây, chính Capanelli và cộng sự đã nêu học thuyết về hiện tượng thiên văn được mô tả trong báo cáo mới. “Thật thú vị khi có ai đó quan sát và đo đạc được điều mà bạn đã dự đoán dựa trên tính toán”, nhà vật lý học nói.

Cập nhật: 28/04/2022 Theo Pháp luật&bạn đọc
  • 719