Tại sao các bài viết khoa học ngày càng đánh đố?

  •  
  • 1.290

Đọc một bài viết khoa học đôi khi có thể giống như đang giải một bức tường mật mã. Những bài viết mang tính học thuật thường chứa đầy các khái niệm khoa học phức tạp.

Cho đến vài thập kỷ gần đây, nhiều nghiên cứu dần bị lấp đầy bởi hàng loạt những từ viết tắt cũng như tóm lược. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, điều này khiến cho kiến thức và những khám phá được thảo luận trong bài viết khó có thể đọc được, kể cả các nhà khoa học cũng như những người quan tâm đến vấn đề đó.

Một nhóm nhà nghiên cứu tại Úc, bao gồm một nhà sinh thái học biển và một nhà thống kê, đã xem qua gần 25 triệu bài viết khoa học từ năm 1950 đến năm 2019 nhằm tìm kiếm những xu hướng sử dụng từ viết tắt. Họ đã đăng tải phân tích của mình lên eLife.

Nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều từ viết tắt.
Nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều từ viết tắt.

Các nhà phân tích nhận thấy, hơn 1 triệu từ viết tắt độc nhất sử dụng cho phần tóm tắt và tiêu đề. Họ cũng phát hiện ra rằng, tỉ lệ các từ viết tắt trong một bài viết khoa học đã tăng hơn gấp 3 lần kể từ năm 1950.

"Tôi chỉ có thể nhận ra khoảng một nửa trong số 20 từ viết tắt đứng đầu (xét trong tất cả các nghiên cứu) và tôi là một nhà khoa học", Zoe Doubleday, nhà giáo dục truyền thông khoa học và sinh thái biển tại Đại học Nam Úc, và là đồng tác giả của nghiên cứu này. "Nó thực sự cho thấy mức độ cụ thể và tách biệt của tất cả các từ viết tắt này."

Một triệu từ viết tắt rõ ràng là 1 con số đáng kinh ngạc, nhưng điều khiến Doubleday kinh ngạc hơn là thực tế chỉ có 0,2% trong số những từ viết tắt đó được sử dụng thường xuyên (tức xuất hiện ít nhất 10.000 lần) và 79% được sử dụng ít hơn 10 lần. Cô cho hay: "Chúng ta không chỉ tạo ra nhiều từ viết tắt hơn theo thời gian mà thậm chí còn chẳng sử dụng lại chúng".

Nghịch lý thay, dẫu các nhà khoa học không sử dụng lại nhiều từ viết tắt mới, họ lại đang tạo ra những định nghĩa mới cho các từ viết tắt đã tồn tại. Trong một bài viết về sự rõ ràng trong văn bản khoa học, được xuất bản trên Tạp chí của Hiệp hội Siêu âm tim Hoa Kỳ, Alan Pearlman cho hay: "Một bác sĩ tâm thần sẽ biết MS là viết tắt của "trạng thái tâm lý" (mental status), trong khi một nhà thần kinh học có thể hiếu nó có nghĩa là "đa xơ cứng" (multiple sclerosis). Riêng mối quan tâm của tôi, MS là viết tắt của "chứng hẹp lỗ van hai lá" (mitral stenosis). Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa tim của tôi lại cho tôi biết rằng MS là viết tắt của "morphine sulfate", trong khi những người làm việc trong ngành máy tính lại nghĩ đó là "Microsoft".

Doubleday cho biết, một phần của sự gia tăng này chỉ đơn giản là do văn hóa khoa học. Các lĩnh vực khác nhau lại có những thuật nghĩa riêng để sử dụng vào bài viết. "Nhưng một phần là do kiến thức ngày càng tăng", cô cho hay. "Khoa học ngày càng trở nên lớn hơn và phức tạp hơn, vì vậy, ngày càng có nhiều thuật ngữ được phát minh ra vì sự cần thiết của chúng."

Tuy nhiên, Adrian Barnett, một nhà thống kê tại Đại học Công nghệ Queensland và là đồng tác giả của bài viết này cho hay, sự không rõ ràng trong việc gia tăng sử dụng các từ viết tắt này cũng tạo ra nhiều nhầm lẫn. Anh cho biết, kết quả là chúng ta có những túi chuyên môn hóa – nơi các nhà khoa học bị cuốn vào những lĩnh vực cảu họ và xa cách công chúng, thậm chí lẫn nhau. Các từ viết tắt gần như trở thành kiến thức ẩn, tạo ra rào cản lớn trong việc tiếp cận những chuyên ngành khoa học: "Nếu muốn tìm hiểu về một lĩnh vực mới, bạn phải theo kịp các từ viết tắt".

Do văn hóa khoa học mà từ viết tắt trong những nghiên cứu khoa học ngày một tăng lên.
Do văn hóa khoa học mà từ viết tắt trong những nghiên cứu khoa học ngày một tăng lên.

Trong một bài báo đăng tải trên FACETS năm 2019, các nhà khoa học đã thảo luận về "Tháp Khoa học của Babel" – một hiện tượng mà các nhà nghiên cứu phát triển kiến thức của riêng họ trong những lĩnh vực cực kỳ cụ thể mà không nhất thiết phải tăng cường sự hiểu biết công chúng. "Kiến thức ngày càng bị mắc kẹt trong những khuôn khổ", bài viết cho hay. Các từ viết tắt và thuật ngữ đóng một vai trò to lớn trong việc che lấp kiến thức này. Các tác giả cho biết: "Thậm chí, có tổng số 22% tóm tắt khoa học được xuất bản vào năm 2015 mà các sinh viên tốt nghiệp từ những trường cao đẳng Anh ngữ không thể đọc được".

Các từ viết tắt có thể cực kỳ hữu ích. Chẳng hạn, "DNA" có thể giúp truyền đạt một ý tưởng phức tạp với chỉ một tổ hợp ngắn các ký tự và giúp khái niệm đó dễ tiếp cận hơn. Trong khi đó, "NASA" có thể giúp người đọc nhớ những tiêu đề dài và rườm rà một cách hiệu quả (viết tắt của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia). Những thứ khác như "laser" (viết tắt của "khuếch đại ánh sáng bằng cách phát bức xạ kích thích") hoặc "STEM" (viết tắt của "khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học") đã trở thành các từ thông dụng.

Barnett cho hay, việc tìm ra thời điểm thích hợp để sử dụng một từ viết tắt thích hợp có thể sẽ rất khó khăn. Nói chung, anh cho biết, hầu hết các nhà khoa học hiện nay đều nghĩ rằng nó chỉ nên được sử dụng khi những thuật ngữ đó hoàn toàn rõ ràng, phổ biến trong lĩnh vực và không dễ bị thay thế bằng ngôn ngữ đơn giản hơn. Và nếu chúng quá dài hoặc phức tạp, hãy tìm ra một cách viết nhất quán nhất. Chẳng hạn, với "HR", viết tắt của "nhịp tim" (heart rate), cả 2 đều có 2 âm tiết, rất dễ đánh vần, và đó cũng là một khái niệm rất đơn giản mà hầu hết mọi người đều cảm thấy quen thuộc.

Loại bỏ những từ viết tắt không cần thiết có thể tăng khả năng tiếp cận khoa học và giúp mọi người quan tâm hơn đến các ngành kỹ thuật. Một bài viết được đăng tải trên Association for Psychological Science's Observer hồi 2017 lưu ý, càng nhiều chữ viết tắt được giải thích cụ thể, người đọc càng quan tâm đến chủ đề đó.

"Với tất cả các vấn đề tồn tại trong khoa học, đây rõ ràng là một vấn đề có thể đơn giản thay đổi", Barnett xác nhận sẽ tiềm ẩn rất nhiều cái giá phải trả khi các nhà khoa học sử dụng những từ viết tắt vô tội vạ. "Ở đâu đó, sẽ có một ai đó muốn đọc bài viết về một căn bệnh đang làm khổ sở những người thân yêu của họ. Thế nhưng, họ sẽ có thể bỏ cuộc sau khi lướt qua một đoạn bởi họ hoàn toàn không thể đọc được ngôn ngữ đó."

Doubleday tiết lộ, ngay cả các nhà khoa học cũng khó có thể đọc được những câu dày đặc có trong một bài viết học thuật. Chẳng ai cần chìa khóa để hiểu hết một bài nghiên cứu. Và việc loại bỏ các từ viết tắt chắc chắn là một cách để giúp cho ngôn ngữ khoa học trở nên nhân văn hơn.

Cập nhật: 13/10/2020 Theo vnreview
  • 1.290