Thuốc phiện vốn rất đắt, tại sao người nghèo thời nhà Thanh vẫn có để hút?

  •  
  • 5.040

Lịch sử cận đại Trung Quốc là giai đoạn lịch sử đầy nhục nhã, chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình nhà Thanh dưới sự tấn công của chiến thuyền và đại bác phương Tây buộc phải thi hành mở cửa, thuốc phiện trở thành hồi ức kinh hoàng, đau thương với người Trung Quốc.

Theo ghi chép trong sách sử, thuốc phiện du nhập vào Trung Quốc từ thời Ung Chính. Đến năm 1773, số lượng thuốc phiện tại Trung Quốc lên đến 6000 hòm, mỗi hòm trị giá khoảng 350 lượng bạc trắng.

Thuốc phiện trong thời kỳ đó là mặt hàng xa xỉ phẩm chỉ lưu hành trong giới quý tộc, nhưng đến khoảng sau thế kỷ 19, công ty Đông Ấn Anh tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây thuốc phiện, thuốc phiện tràn vào Trung Quốc với số lượng lớn.

Triều đình nhà Thanh từ xuất siêu thương mại 2600 vạn những năm đầu thế kỷ 19 chuyển thành phải chi ra 3800 vạn năm 1836, sự việc này kéo dài đã dẫn đến phong trào cấm thuốc phiện diễn ra sau này, cuộc chiến tranh nha phiến cũng bùng nổ vì đó.

Song việc buôn bán thuốc phiện vẫn diễn ra rất mạnh mẽ, theo số liệu thống kê của Dân Quốc, đến năm 1932, dân số Trung Quốc khoảng 474 triệu dân, nhưng số người hút thuộc phiện lên đến 80 triệu người, trong đó bao gồm phần lớn tầng lớp dân cư nghèo và giai cấp thấp.

Con số này quả thực khiến người ta phải ngạc nhiên, giật mình, cũng khó tránh khiến người ta phải hoài nghi về độ xác thực, bởi thuốc phiện dù gì vẫn được xem là mặt hàng xa xỉ với mức giá cao trên trời, vậy tại sao dân nghèo thời nhà Thanh lại vẫn có mà hút?

Dù là mặt hàng xa xỉ, nhưng người nghèo thời mạt Thanh vẫn có thoải mái để hút.
Dù là mặt hàng xa xỉ, nhưng người nghèo thời mạt Thanh vẫn có thoải mái để hút.

Cách làm của Từ Hi Thái Hậu - cách làm khiến người đời sau nguyền rủa

Thời gian đầu thuốc phiện du nhập vào Trung Quốc, triều đình nhà Thanh đã hiểu rõ tác hại của nó.

Đến năm 1823, Đạo Quang Đế hạ lệnh cấp dưới nghiêm túc xử lý "Vụ việc thất trách trong kiểm tra thuốc phiện", bên trong có viết: "Khu vực phía đông và phía Tây tỉnh Điền (tỉnh Vân Nam) chưng cất hoa anh túc thành thuốc phiện, bắt buộc phải nghiêm cấm ngay hành động này, Tuần phủ tỉnh Điền phải lệnh cho quan địa phương truyền đạt cho dân chúng, không được phép trồng cây anh túc, việc này phải xử lý tận gốc".

Sau đó, đến khi Lâm Tắc Từ nhậm chức ở Quảng Châu, mới phát hiện ra không thể cấm triệt để được thuốc phiện, trong bản thượng tấu "Phân tích về việc tiền tệ tăng, trừ lừa đảo, mang lại thuận lợi cho dân chúng", ông đã đề xuất như sau: "Nếu đem so sánh hai cái hại, thì dù cho trong nước vẫn có kẻ lén lút trồng thuốc phiện, nhưng tiền bán được vẫn sẽ ở trong phạm vi quốc gia, khác so với đem tiền cho người phương Tây".

Ông cho rằng, nếu so sánh giữa thuốc phiện nhập từ nước ngoài và thuốc phiện do người trong nước bán, thì ít nhất nếu tự sản xuất trong nước thì tiền sẽ không rơi vào túi người phương Tây.

Các vị đại thần trong triều như Quách Sùng Đào cũng có cùng suy nghĩ như vậy, nhưng dù như vậy thì cây thuốc phiện khi ấy vẫn chỉ được trồng ở vùng đất bụi.

Nhưng đến năm 1858, khi cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ 2 nổ ra, cùng với đó là phong trào Thái Bình Thiên Quốc diễn ra mạnh mẽ, một Từ Hi Thái Hậu chỉ lo ngọn không lo gốc lại chẳng suy nghĩ được nhiều như thế.

Bà đã ra tuyên bố chính thức về việc trưng thu thuế với thuốc phiện nhập khẩu. Việc này cũng chính là thể hiện rằng, thuốc phiện được trồng ở các vùng đất bụi trước đây đã được cho phép trồng hợp pháp, cùng với thông báo đó, việc trồng thuốc phiện chính thức trở thành là sóng lan khắp Trung Quốc.

Việc trồng thuốc phiện chính thức trở thành là sóng lan khắp Trung Quốc.
Việc trồng thuốc phiện chính thức trở thành là sóng lan khắp Trung Quốc.

Chính vì trồng thuốc phiện mang lại lợi nhuận to lớn, nên nông dân khắp nơi bỏ việc trồng ruộng, chuyển sang trồng cây thuốc phiện. Bấy giờ sử sách Vân Nam có ghi chép rằng: "Ra khỏi cửa Nam, vòng qua phường Kim Mã Bích Kê, qua đê Nghênh Ân, tiết trời cuối xuân, anh túc nở rộ, mênh mông khắp nơi, phủ kín tầm mắt". Khắp nơi đâu đâu cũng có thể nhìn thấy hoa anh túc.

Còn tại Tứ Xuyên, "hơn 140 châu huyện, trừ một vài vùng biên, chẳng có mấy nơi là không có người trồng thuốc phiện".

Đến cả Quý Châu cũng trở thành tỉnh có số lượng trồng thuốc phiện rất lớn, tính vào năm 1879, lượng thuốc phiện trồng được là 500.000kg thì đến năm 1896 con số đã lên đến 20.000.000kg, chiếm ½ tổng lượng thuốc phiện trồng trên cả nước.

Thuế đất trồng cây thuốc phiện đã trở thành một trong những nguồn thu chính của chính quyền nhà Thanh.

Năm 1908, triều đình nhà Thanh thu được 270 triệu lượng bạc, trong số đó 33.020.000 lượng đến từ loại cây có xuất xứ từ phương Tây này. Con số này quả là khiến người ta nhìn thấy mà giật mình, cách làm "lấy thịt đắp vết thương" (chỉ lo giải quyết trước mắt mà không lo hậu quả về sau) như thế này của Từ Hi đã khiến Trung Quốc ngày càng trở nên lạc hậu, đồng thời khiến bà bị đời sau chỉ trích mãi không thôi.

Cập nhật: 15/06/2021 Theo Tổ Quốc
  • 5.040