Top 9 cảm xúc tâm lý thú vị mọi người đều từng trải qua nhưng không biết gọi tên là gì

  •  
  • 536

Những từ ngữ có sẵn chưa bao giờ đủ để gọi tên và mô tả từng cảm xúc phức tạp của con người nên các nhà tâm lý học luôn phải "phát minh" ra khái niệm mới.

Không phải lúc nào ngôn ngữ cũng có thể diễn tả được trọn vẹn và chính xác cảm xúc của con người. Vẫn còn rất nhiều trạng thái cảm xúc mà chúng ta không có từ ngữ để miêu tả. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng từng trải qua một vài trong số 10 trạng thái sau đây nhưng không bao giờ biết cách giải thích.

1. Chứng phiền muộn (Dysphoria)

Chứng phiền muộn
Đây là trạng thái chung của nỗi buồn bao gồm cảm xúc bồn chồn, thiếu năng lượng...

Đây là tính từ để mô tả cảm xúc buồn bã khi gặp các rối loạn tâm lý. Chứng phiền muộn là trạng thái chung của nỗi buồn bao gồm cảm xúc bồn chồn, thiếu năng lượng, lo lắng và kích thích mơ hồ. Nó đối lập với sự hưng phấn, và khác với sự buồn bã điển hình bởi vì còn bao gồm cảm giác nóng nảy và giận dữ. Bạn có thể đã từng trải qua chứng phiền muộn này khi phải đối mặt với một tình huống đau khổ, buồn chán tột độ hoặc trầm cảm.

2. Enthrallment

Giáo sư tâm lý W. Gerrod Parrott là người đã định danh cảm xúc này. Không giống như các niềm vui bình thường, Enthrallment là một trạng thái của sự sung sướng mãnh liệt. Nó không giống với tình yêu hay sự thèm khát. Bạn có thể trải nghiệm điều đó khi nhìn thấy một cảnh tượng đáng kinh ngạc - một buổi hòa nhạc, một bộ phim, một tên lửa cất cánh, miễn là nó thu hút mọi sự chú ý của bạn và nâng tâm trạng của bạn lên một tầm cao vô cùng to lớn, choáng ngợp.

3. Normopathy

Normopathy
Nhiều người trải qua trạng thái này vào những thời điểm khác nhau trong đời.

Nhà lý thuyết tâm thần Christopher Bollas đã dùng từ này để mô tả những người tập trung vào việc hòa nhập và tuân theo các chuẩn mực xã hội đến mức việc đó trở thành một loại hưng cảm với họ. Khi chỉ làm đúng những gì xã hội mong đợi, người đó tôn sùng tính chuẩn mực đến cực đoan và không có tính cách cá nhân riêng.

Nhiều người trải qua trạng thái này vào những thời điểm khác nhau trong đời, đặc biệt là khi cố gắng hòa nhập với một hoàn cảnh xã hội mới hoặc đang cố gắng che giấu những hành vi mà họ tin rằng người khác sẽ lên án.

4. Abjection

Nhà triết học người Pháp Julia Kristeva đã viết cả một cuốn sách về ý nghĩa của trải nghiệm Abjection, có thể hiểu là cảm thấy khủng hoảng, ghê tởm, chấn động. Mỗi con người đều trải qua cảm xúc này ngay từ khi sinh ra khi chúng ta lần đầu tiên nhận ra rằng cơ thể của mình đã tách biệt khỏi cơ thể của người mẹ. Cảm giác phải tách biệt này gây ra nỗi kinh hoàng tột độ.

Cảm xúc đó được kích hoạt trở lại khi chúng ta trải qua những sự kiện trong đời. Thông thường, Abjection là những gì bạn cảm thấy khi chứng kiến hoặc trải qua một điều gì đó khủng khiếp đến mức khiến bạn phát điên, ví dụ như khi nhìn thấy một thi thể.

5. Sublimation

Sigmund Freud, người phát minh ra phân tâm học tin rằng cảm xúc của con người giống như một động cơ hơi nước và ham muốn tình dục chính là hơi nước. Nếu bạn chặn hơi nước thoát ra từ một van, áp suất sẽ tích tụ và đẩy hơi ra khỏi van khác. Sublimation là quá trình chuyển hướng ham muốn tình dục của bạn từ quan hệ xác thịt sang làm một việc gì đó nghe có vẻ ý nghĩa, có ích hơn nhiều như viết một bài luận, sửa máy cắt cỏ hoặc phát triển một chương trình phần mềm.

Nếu bạn đã từng giải tỏa sự thất vọng của mình bằng cách xây dựng một thứ gì đó hoặc có được niềm vui mãnh liệt kỳ lạ khi tạo ra một tác phẩm nghệ thuật, thì bạn đang trải nghiệm Sublimation, có thể dịch là thăng hoa.

6. Repetition compulsion

Repetition compulsion
Trạng thái này có nghĩa là mong muốn lặp đi lặp lại những hành động bạn đã làm trước đó dù biết không hiệu quả.

Đây cũng là một trạng thái tâm lý được chỉ ra bởi Freud, có nghĩa là mong muốn lặp đi lặp lại những hành động bạn đã làm trước đó dù biết không hiệu quả, có thể nguy hiểm hay gây hại. Ví dụ đơn giản có thể kể đến như luôn gọi đúng một món "tủ" ở quán quen hay ngày nào cũng đi một lộ trình để về nhà. Bạn vẫn làm vậy ngay cả khi biết có những món ăn ngon khác và những cách dễ dàng khác để về nhà. Bạn cũng có thể nhất quyết yêu một người mà thừa biết là sẽ không có kết cục tốt đẹp.

7. Aporia

Bạn có bao giờ cảm thấy trống rỗng đến điên cuồng khi nhận ra rằng điều mà mình luôn tin tưởng lại không thực sự đúng? Và sau đó mọi thứ thậm chí còn kỳ lạ hơn khi bạn nhận ra rằng thực sự, điều bạn tin có thể đúng và có thể không - và bạn sẽ không bao giờ thực sự biết? Đó là aporia.

Thuật ngữ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại, nhưng cũng được các nhà lý luận như Jacques Derrida và Gayatri Spivak yêu thích. Lý do các nhà lý thuyết hiện đại yêu thích aporia là vì nó giúp mô tả cảm giác mà mọi người có trong một thế giới quá tải thông tin, nơi bạn thường xuyên bị tấn công bởi những thông điệp trái ngược nhau.

8. Compersion

Compersion
Người "compersion" có thể cảm thấy thoải mái  khi thấy bạn đời của họ hạnh phúc bên người khác.

Từ compersion đã được dùng khá phổ biến ngày nay, nhất là trên mạng Internet để chỉ các mối quan hệ mở, mô tả ngược lại cảm giác ghen tị khi đối phương của bạn hẹn hò với người khác. Mặc dù một người theo quan niệm một vợ một chồng sẽ cảm thấy ghen tị khi thấy bạn đời của họ hôn người khác, nhưng một người "compersion" có thể cảm thấy thoải mái, thậm chí vui sướng khi thấy bạn đời của họ hạnh phúc bên người khác.

9. Nhóm tình cảm

Một số nhà tâm lý học lập luận rằng có một số cảm giác mà chúng ta chỉ có thể có với tư cách là thành viên của một nhóm. Thường thì bạn sẽ chỉ để ý đến chúng khi chúng mâu thuẫn với cảm xúc cá nhân của bạn. Ví dụ, bạn cảm thấy tự hào khi đội bóng quốc gia của mình vô địch một giải đấu quốc tế. Mặc dù bạn không thi đấu và tạo ra thành tích này, cũng không phải chịu trách nhiệm cá nhân về những gì đã xảy ra nhưng bạn vẫn chia sẻ trong một nhóm cảm giác tự hào.

Cập nhật: 09/11/2022 Trí Thức Trẻ
  • 536