Từ trường trên Mặt Trăng do thiên thạch cổ sinh ra

  •  
  • 1.260

Một nghiên cứu khoa học mới đây cho biết, các hiện tượng "dị thường" trên Mặt trăng là tàn dư của một thiên thạch cổ đại xuất hiện cách đây bốn tỷ năm.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các vụ va chạm của những tiểu hành tinh ở cực nam Mặt Trăng đã tạo ra một miệng núi lửa khổng lồ trên bề mặt Mặt Trăng. Đây cũng là miệng núi lửa lớn nhất trong hệ Mặt Trời.

Rất nhiều miệng núi lửa trên bề mặt Mặt Trăng.
Rất nhiều miệng núi lửa trên bề mặt Mặt Trăng.

Miệng núi lửa này có đường kính khoảng 2.400km. Một phần đường kính của miệng núi lửa này đã giúp các nhà khoa học giải thích về sự tồn tại của từ trường ở lớp vỏ mặt trăng.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy bằng chứng rằng, Mặt Trăng được tạo ra từ chính từ trường của nó. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những dấu hiệu ban đầu, chưa đủ thuyết phục các nhà khoa học đưa ra lời giải thích về hiện tượng bất thường của Mặt Trăng.

“Nhiều thắc mắc xoay quanh từ tính mà chúng ta tìm thấy trên bề mặt Mặt Trăng có tương quan với cấu trúc địa chất của nó không. Một tiểu hành tinh có thể được tạo ra từ những vụ va chạm của các tiểu hành tinh khác trong vũ trụ” – Theo chuyên gia thiên văn Stewart - Mukhopadhyay.

Trong chương trình nghiên cứu về từ trường trên Mặt Trăng, các chuyên gia đã thiết kế mô hình mô phỏng các tác động và quá trình hình thành miệng núi lửa.

Các nhà khoa học cũng hy vọng sẽ nghiên cứu được cấu trúc hệ thống năng lượng mặt trời và quá trình hình thành của từ trường trên các hành tinh.

Theo Tiền Phong
  • 1.260