Vì sao không thể đưa đất trên sao Hỏa về Trái đất?

  •   3,73
  • 1.548

Vào ngày 4/7/1997, sứ mệnh Pathfinder của NASA đã đưa tàu thám hiểm Sojourner vượt qua hành trình 120 triệu dặm, kéo dài 7 tháng, để đến sao Hỏa. Đã gần 30 năm trôi qua, tại sao chúng ta vẫn chưa mang được những mẫu đất trên sao Hỏa về Trái đất?

Trong quá khứ, đã có rất nhiều nhà khoa học đề xuất cấm lấy đất từ các hành tinh xa lạ về Trái đất, vì những loại đất này có thể chứa những loại virus chết người, có nhiều giả thuyết cho rằng khi tiếp xúc với môi trường của Trái đất, chúng sẽ mang đến nhiều tai họa cho con người và cả Trái đất.

Tuy nhiên, con người đã lấy được hơn 380kg đất từ Mặt trăng và mang về Trái đất. Thông qua nhiều nghiên cứu và đánh giá từ loại đất lấy được này, các nhà khoa học đã khẳng định được rằng không có cái gọi là chất độc hại trong đất Mặt trăng, chẳng hạn như vi khuẩn hay virus.

 Con người đã lấy được hơn 380kg đất từ Mặt trăng và mang về Trái đất.
 Con người đã lấy được hơn 380kg đất từ Mặt trăng và mang về Trái đất.

Lần gần nhất con người thu thập đất được lấy từ Mặt trăng là nhiệm vụ Chang'e-5 (hay còn gọi là Thường Nga 5 - một nhiệm vụ robot thuộc Chương trình thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc vào năm 2020).

Từ buổi lễ mở niêm phong đất Mặt trăng của Chang'e-5 vào thời điểm đó, có thể thấy rõ rằng các nhân viên đã không thực sự mặc quần áo bảo hộ nghiêm ngặt. Điều này không có nghĩa là Chương trình thám hiểm Mặt trăng này không được chuẩn bị kỹ càng, thay vào đó, nó đang ngầm khẳng định rằng đất Mặt trăng không "nguy hiểm", tức là nó không mang bất kỳ chất độc hại nào chứ không cần nói đến virus chết người.

Buổi lễ mở niêm phong đất Mặt trăng của Chang'e-5
Buổi lễ mở niêm phong đất Mặt trăng của Chang'e-5.

Trên thực tế, Mặt trăng đã được con người thám hiểm từ thế kỷ trước, khi Hoa Kỳ và Liên Xô (cũ) phát động cuộc cạnh tranh về không gian, họ đã mang về hơn 380kg đất đá từ Mặt trăng, trong đó Liên Xô mang về hơn 300 gram, và Hoa Kỳ đã mang về khoảng 382kg. Trong những năm gần đây, chỉ có Trung Quốc mang 1.731g đất từ Mặt trăng về Trái đất và không có quốc gia nào khác mang thêm đất Mặt trăng về Trái đất kể từ đó.

Về số lượng, đất Mặt trăng do con người mang về không nhiều và chỉ đủ dùng cho nghiên cứu khoa học. Sau khi nghiên cứu, người ta thấy đất Mặt trăng là chất rất an toàn, không độc hại.

Đất Mặt trăng do con người mang về không nhiều và chỉ đủ dùng cho nghiên cứu khoa học.
Đất Mặt trăng do con người mang về không nhiều và chỉ đủ dùng cho nghiên cứu khoa học.

Trước hết, Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất, có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của Mặt trăng, có người cho rằng nó là tàn dư của một hành tinh xa lạ, cũng có người cho rằng nó là một phần của Trái đất. Sau nhiều năm thăm dò và nghiên cứu về đất trên Mặt trăng, người ta phát hiện ra rằng hầu hết đất trên Mặt trăng đều là khoáng chất, không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự sống chứ đừng nói đến chất hữu cơ. Do đó, đất Mặt trăng không những không độc hại mà còn không thể sử dụng để trồng trọt.

Nếu nói đất Mặt trăng chứa virus thì tiền đề đầu tiên là Mặt trăng phải có môi trường để virus có thể sinh tồn. Mặt trăng là một vệ tinh tự nhiên, không có từ trường và bầu khí quyển, cũng không thể cố định một cách tự nhiên, Mặt trời và các dòng hạt năng lượng cao khác trong vũ trụ cũng liên tục bắn phá trực tiếp trên bề mặt Mặt trăng, do đó nó không có nước, không có không khí và trọng lực rất yếu...

Trong môi trường như vậy, dựa trên hiểu biết hiện tại của con người, chắc chắn không thể có sự sống hay virus có thể tồn tại trên Mặt trăng. Do đó, Mặt trăng, với tư cách là một hành tinh lân cận và tương đối an toàn, có thể sẽ được sử dụng làm điểm dừng chân đầu tiên để con người tiến vào không gian sâu thẳm.

Sao Hỏa và Mặt trăng không giống nhau, sao Hỏa giống Trái đất hơn
Sao Hỏa và Mặt trăng không giống nhau, sao Hỏa giống Trái đất hơn

Tuy nhiên, sao Hỏa lại là một câu chuyên khác. Sao Hỏa và Mặt trăng không giống nhau, sao Hỏa giống Trái đất hơn, có bằng chứng cho thấy 3 tỷ năm trước sao Hỏa là một hành tinh tương tự như Trái đất và nó cũng có một bầu khí quyển và oxy, có thể cung cấp môi trường hoàn hảo cho sự sống của các sinh vật, bề mặt của sao Hỏa lúc đó cũng được bao phủ bởi các đại dương. Sau đó, do những thay đổi lớn, sao Hỏa đã mất đi sự bảo vệ của bầu khí quyển và dần dần trở thành một hành tinh như ngày nay.

Mặc dù đã nhiều năm trôi qua nhưng trên bề mặt sao Hỏa vẫn có thể tồn tại một số sự sống yếu ớt mà chúng ta có thể chưa phát hiện ra. Trên thực tế, hành tinh này vẫn còn dấu vết từ trường ở hai cực bắc và nam, đồng thời các nhà thiên văn học cũng đã tìm thấy nước tồn tại ở dạng băng rắn ở cực bắc của sao Hỏa.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng đất trên sao Hỏa rất giàu chất hữu cơ, có thể dùng để trồng trọt. Dựa trên điều này, các nhà khoa học cũng đã tiến hành các thí nghiệm liên quan, bằng cách mô phỏng môi trường sao Hỏa, sau đó gieo trồng cây trong đất. Kết quả cho thấy những hạt giống hoàn toàn có thể nảy mầm, sinh trưởng và phát triển. Thí nghiệm này cung cấp một số cơ sở trợ giúp cho sự di cư của con người lên sao Hỏa.

Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là môi trường bề mặt của sao Hỏa có khả năng là nơi sinh sống của virus, vì vậy xác suất virus tồn tại trong đất sao Hỏa là hoàn toàn có thể.

Còn chính xác tại sao ở thời điểm hiện tại, sau gần 30 tiếp cận sao Hỏa, chúng ta vẫn không thể đưa đất trên sao Hỏa về Trái đất thì câu trả lời chính là chưa đến thời điểm thích hợp. Hiện tại, NASA vẫn đang tìm cánh để đưa các mẫu đá và vật chất của sao Hỏa về Trái đất, nhằm giúp các nhà khoa học có thể nghiên cứu trực tiếp thành phần đất đá trên hành tinh đỏ và tìm kiếm sự sống trên hành tinh này nếu tồn tại.

Hiện tại, NASA vẫn đang tìm cánh để đưa các mẫu đá và vật chất của sao Hỏa về Trái đất
Hiện tại, NASA vẫn đang tìm cánh để đưa các mẫu đá và vật chất của sao Hỏa về Trái đất.

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ này là gửi 2 tàu vũ trụ lên sao Hỏa vào năm 2026. Một tàu sẽ hạ cánh ở hố va chạm Jezero và phái một xe tự hành đến điểm hẹn với xe tự hành Perseverance để lấy ống nghiệm đựng mẫu vật.

Sau đó, xe tự hành này sẽ quay trở lại giao mẫu vật cho con tàu vũ trụ ở hố va chạm Jezero. Tàu vũ trụ này sẽ cất cánh và bay lên quỹ đạo vòng quanh sao Hỏa. Từ đó, tàu vũ trụ thứ hai sẽ được phóng lên và kết nối với tàu vũ trụ này để lấy ống thí nghiệm chứa mẫu vật và đem về Trái đất.

Trên thực tế, kế hoạch lấy mẫu đất sao Hỏa về Trái đất sẽ cần một thời gian dài để thực hiện, hành tinh này cách xa chúng ta hơn Mặt trăng và để thực hiện điều này cũng cần nhiều chi phí hơn. Còn về việc đất sao Hỏa có chất hữu cơ hay không và có chứa virus hay không, chúng ta vẫn cần đợi những mẫu đất sao Hỏa được mang về Trái đất mới có thể khẳng định chắc chắn.

Thực ra đây là vấn đề hết sức bình thưởng, bởi bất kỳ thứ gì chưa biết đều có thể gây ra sự sợ hãi cho con người, ví dụ khi lần đầu tiên lấy được mẫu đất trên Mặt trăng, con người cũng mặc những bộ quần áo bảo hộ dày dặn, đề phòng nó có chứa chất phóng xạ hoặc chất độc hại.

Thời gian trôi qua và hiểu sâu hơn về Mặt trăng, con người đã không còn lo sợ về đất Mặt trăng. Tương tự như vậy, khi xử lý các mẫu sao Hỏa, chúng ta chắc chắn sẽ được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ và nghiên cứu, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, tất cả các câu hỏi về đất sao Hỏa sẽ được giải đáp.

Cập nhật: 31/10/2024 PNVN
  • 3,73
  • 1.548