Xăng tự chế, giá dưới 8.000 đồng/lít… Một sáng chế mới?

  •   412
  • 27.868

Chỉ với 2 gam enzyme do kỹ sư Lê Ngọc Khánh tìm ra, có thể tạo ra một loại xăng tự chế không thua xăng A92 mà giá thành chỉ có 7.250 đ/lít. Kỹ sư Lê Ngọc Khánh rao bán công nghệ chế tạo loại "xăng tự chế" nói trên với giá 6 triệu USD.

Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đang pha chế loại nhiên liệu mới để chạy thử xe
Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đang pha chế loại nhiên liệu mới để chạy thử xe
Từ 10 năm nay, Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đã theo đuổi nghiên cứu nói trên.

Để giảm giá xăng dầu, trên thế giới và ở Việt Nam đã có những nghiên cứu và ứng dụng pha trộn cồn vào xăng. Tuy nhiên, để pha trộn được cồn vào xăng, người ta phải dùng cồn khan có độ tinh khiết từ 99% trở lên.

Nhược điểm của phương pháp này là giá cồn khan đắt (trên 40.000 đồng/lít). Còn nếu dùng riêng lẻ, cồn có chỉ số kích nổ cao (130) nên không thể dùng làm nhiên liệu để chạy máy các loại.. (chỉ số octan thường được hiểu là thông số định lượng xác định tính chất chống cháy kich nổ của xăng).

Trong khi đó, một loại phụ phẩm khác của ngành dầu khí, vốn có nhiều ở Việt Nam là condensat (Nhà máy Dinh Cố - Vũng Tàu thải ra gần 1 triệu lít/ngày) lại có chỉ số octan thấp (60-64) nên cũng không thể dùng làm nhiên liệu.

Trước thực tế trên, Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đã nghiên cứu tìm ra và tuyển chọn được một loại enzyme đặc biệt có thể chuyển hóa cồn công nghiệp (độ tinh khiết 96%) thành một hổn hợp, gọi là aleston. Đem aleston trộn với xăng A92 theo tỷ lệ 50:50, tác giả thu được một loại “xăng” mà tác giả gọi là “xăng C95”.

Qua đo đạc bước đầu tại một số phòng kiểm nghiệm trong nước, “xăng C95” có chỉ số octan là 101,2 (so với xăng A92 có chỉ số Octan là 92).

“Xăng C95” có thể sử dụng giống như xăng A92, lại tiết kiệm hơn. 1 lít xăng A92 chỉ chạy được 120 km nhưng xăng C95 có thể cho phép xe vượt quảng đường 120 km. Còn mức độ ô nhiễm môi trường của “xăng C95” giảm xuống gần 5 lần so với xăng A92.

Theo tính toán của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh, giá thành cho ra một lít xăng C95 chỉ vào khoảng 7.250 đồng/lít.

Loại enzyme đặc biệt có thể chuyển hóa cồn công nghiệp thành aleston để pha với xăng hiện được giữ kín.

Theo tiết lộ của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh, đó là một chủng vi sinh vật được tuyển chọn trong số loài vi sinh vật có ở Việt Nam. Sau đó, Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đã dùng phương pháp ly tâm để làm vở màng tế bào của chủng vi sinh vật. Tiếp theo, qua một loạt quá trình sinh hóa, tác giả thu được enzyme có độ tinh khiết cao.

Loại nhiên liệu mới thay thế xăng đã được pha chế xong.
Loại nhiên liệu mới thay thế xăng đã được pha chế xong.
Trong quá trình thí nghiệm, ở nhiệt độ 28-320C, chỉ với 2 gam enzyme nói trên đã phân giải được hoàn toàn lượng cồn 100 lít thành aleston trong thời gian 10 giờ.

Tương tự, trong quá trình nghiên cứu, Kỹ sư Lê Ngọc Khánh cũng đã tìm ra một chất được ông đặt tên là OBK-5 (OBK, viết tắt từ Oil Reduction, Khánh).

Với OBK-5, nhà nghiên cứu công bố, đã nâng được chỉ số octan của condensat nguyên chất từ 60-64 đơn vị lên 83-96 đơn vị, tức là tương đương chỉ số octan của xăng A83 hoặc A92. Chỉ cần pha khoảng 2% OBK-5 vào condensat thì có thế biến condensat thành một loại xăng mới tương tự như xăng A92.

Theo tính toán của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh, nếu giá 1 lít condensat là 12,2 cent (khoảng 2.000 đồng) thì giá thành để chuyển hóa condensat thành loại xăng mới, tương đương với xăng A 83 hoặc A92) chỉ vào khoảng 4.500 đồng/lít.

Giá thành này bao gồm chi phí 1.000 đồng để mua chất OBK-5 và 1.500 đồng nữa cho các chi phí cần thiết khác!

Kỹ sư Lê Ngọc Khánh năm nay 66 tuổi. Từng công tác tại Viện Công nghệ Hóa học thuộc Phân viện Khoa học và Công nghệ tại TPHCM (trực thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia, nay là Viện Khoa học-Công nghệ Quốc Gia) từ năm 1967-2002.

Nghiên cứu của ông về loại nhiên liệu mới nói trên đã bắt đầu từ 1996.

Vào cuối năm 2005, Viện Di truyền Nông nghiệp đã ra Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu gốm 17 thành viên để xét nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu sản xuất loại nhiên liệu mới theo công nghệ cao, dùng chạy động cơ nổ, ô tô và xe máy thay thế 50% xăng” của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh.

Từ khi về hưu, ông mở một Trung tâm hoạt động trong lĩnh vực khoa học -công nghệ tại đường Nguyễn Hồng Đào, Phường 14, Tân Bình - TPHCM.

Kỹ sư Lê Ngọc Khánh hiện đang rao bán công nghệ mới để tạo ra loại "xăng tự chế" nói trên với giá 6 triệu USD!

Một số hình ảnh về sáng chế của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh:

Chiếc xe máy cũ kỹ này được dùng để thử nghiệm loại nhiên liệu mới.
Chiếc xe máy cũ kỹ này được dùng để thử nghiệm loại nhiên liệu mới.

Người sáng chế, nhằm đảm bảo tính trung thực, ngay trước mặt phóng viên, ông đã tháo nhiên liệu có sẵn trong thùng xăng ra.
Người sáng chế, nhằm đảm bảo tính trung thực, ngay trước mặt phóng viên,
ông đã tháo nhiên liệu có sẵn trong thùng xăng ra.

Ông pha chế các loại hỗn hợp với nhau theo tỉ lệ 50/50 rồi lắc đều.
Ông pha chế các loại hỗn hợp với nhau theo tỉ lệ 50/50 rồi lắc đều.

Đổ vào bình xăng của chiếc xe được dùng làm thí nghiệm.
Ông đổ vào bình xăng của chiếc xe được dùng làm thí nghiệm.

Ông nổ máy và lên ga chạy dọc đường phố.
Ông nổ máy và lên ga chạy dọc đường phố.

"Mất 10 năm trời để tìm ra công nghệ tạo ra loại xăng tự chế, chất lượng như xăng A92 mà giá thành chỉ dưới 8.000 đ/lít...". Một sáng chế mới trong thời buổi xăng dầu tăng giá mỗi ngày?
"Mất 10 năm trời để tìm ra công nghệ tạo ra loại xăng tự chế,
chất lượng như xăng A92 mà giá thành chỉ dưới 8.000 đ/lít...".
Một sáng chế mới trong thời buổi xăng dầu tăng giá mỗi ngày?

Nông Khắc Ý-Trần Duy

Theo VietNamNet
  • 412
  • 27.868